Liệu tài phiệt Mỹ có tin tưởng để đầu tư vào Việt Nam hay không?

Link Youtube: https://youtu.be/6OGfmpwPdOw

 

Ngày 20/9, trên trang Facebook cá nhân của nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn có bài “Tài phiệt Mỹ liệu đã có tin tưởng vào chế độ Việt Nam?” 

Tác giả nhắc đến bài báo trên BBC, ghi lại nội dung phỏng vấn Giáo sư Vuving, tựa đề: “Việc nâng cấp quan hệ cho thấy Việt Nam đã tương đối tin tưởng Mỹ”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Nvidia

Tác giả cho hay, vụ “tin tưởng” này có thể đúng một chiều. Nội bộ Cộng sản Việt Nam có thể đã manh nha một “niềm tin chiến lược” đối với Mỹ, rằng Mỹ đã nhìn nhận và tôn trọng nét đặc thù về chính trị (rập khuôn Trung Quốc) của Việt Nam.

Chiều ngược lại, Mỹ đối với Việt Nam, tác giả cho biết, có hai “luồng” khác biệt.

Luồng thứ nhứt. Từ nhiều năm nay, phía nhà nước Mỹ luôn thúc hối Việt Nam nâng tầm quan hệ giữa hai bên. Gần đây nhứt là lời đề nghị của bà Phó Tổng thống Mỹ vào năm 2021. Điều này cho thấy, Mỹ luôn tin tưởng vào một Việt Nam “có lợi cho các chính sách quốc gia của Mỹ”. Mỹ đã sẵn sàng bắt tay với Việt Nam, ở bất kỳ mức quan hệ nào.

Trái banh “nâng tầm quan hệ“, vì vậy, nằm trong chân Việt Nam. Đến khi Việt Nam quyết định “ô kê” với Mỹ, dĩ nhiên, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có “niềm tin chiến lược” vào Mỹ.

Luồng thứ hai là tư bản Mỹ. Chuyện tư bản Mỹ có tin tưởng vào chế độ của Việt Nam hay không, theo tác giả, vẫn là một ẩn số.

Tác giả phân tích, từ lúc Việt Nam “đổi mới” đến nay, tính chẵn 30 năm. Tư bản các quốc gia Đông Á (Nhật, Hàn, Đài…) ồ ạt đầu tư vào Việt Nam. Tài phiệt các nước ASEAN cũng tìm cách thâu tóm thị trường Việt Nam (như tài phiệt Thái). Trong bối cảnh chen chúc đó, ta thấy tư bản Mỹ hầu như vắng mặt. Vì sao?

Tác giả đặt tiếp câu hỏi, tại sao Việt Nam có chế độ rập khuôn Trung Quốc, nhưng tài phiệt Mỹ Âu vẫn đầu tư vào Trung Quốc, mà xem nhẹ Việt Nam?

Theo tác giả, câu trả lời có thể là vì Trung Quốc có nhiều lợi thế hơn Việt Nam, như trình độ nhân công và hạ tầng cơ sở tốt hơn Việt Nam.

Việt Nam hiện thời đã “mở” hết mức với thị trường thế giới, với 16 FTA đã ký kết (và 3 FTA đang thương lượng). Nhưng tài phiệt thế giới vẫn không “chen lấn” để vào Việt Nam. Trong khi hàng hóa của Việt Nam phần lớn xuất qua Mỹ.

Tức là, ngoài các lý do trình độ nhân công (tay nghề kém) và thiếu thốn hạ tầng cơ sở (như khả năng cung cấp năng lượng, sức chứa cảng biển…). Lý do còn lại là tài phiệt Mỹ (và ngay cả Tây Âu), vẫn còn nghi kỵ chế độ Cộng sản Việt Nam.

 

Tác giả nêu vấn đề: Nghi ngờ về cái gì?

Tác giả giải thích, nghi ngờ về yếu tố “quyền biến” trong việc giải thích và thực thi pháp luật.

Việt Nam khác với Trung Quốc ở điểm là, Đảng Cộng sản Việt Nam không có tư cách pháp nhân. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam không có trách nhiệm trước pháp luật, nhưng vị này được (mặc nhiên đồng thuận) đứng đầu, thay mặt nhà nước và Chính phủ. Còn Chủ tịch nước Trung Quốc kiêm nhiệm luôn chức Tổng Bí thư Đảng.

Luật lệ Việt Nam, nói là “Nhà nước pháp quyền“, “nhà nước xây dựng trên các hệ thống luật lệ”. Thực tế là, “nhà nước Việt Nam nằm trong tay Đảng“.

Tác giả cho rằng, tài phiệt Mỹ và châu Âu có thói quen “làm ăn sòng phẳng“, cái gì cũng có “luật” của cái đó, trắng đen minh bạch, tất cả thể hiện trên giấy tờ.

Cần nói thêm, các loại thủ tục hành chính lằng nhằng của Việt Nam có thể làm nản lòng các nhà đầu tư Âu Mỹ, vốn quen minh bạch.

Một điều nữa có lẽ cũng cần đề cập, đó là thói lật lọng của chính quyền Việt Nam, mà Âu Mỹ biết rõ.

Từ thời 1945, Việt Minh đã lợi dụng lòng yêu nước để lừa gạt các trí thức, Việt kiều từ Pháp, Thái trở về “xây dựng đất nước”, rồi vô hiệu hóa, thậm chí là giam cầm họ. Đến vụ lừa gạt triệu phú Trịnh Vĩnh Bình trở về đầu tư vào năm 1987. Ông Bình đã đem 3 triệu USD từ Hà Lan về Việt Nam đầu tư, để rồi bị tịch thu tài sản, rồi còn bị kết án 11 năm tù. Sau khi trốn thoát khỏi Việt Nam, ông Bình đã khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra một tòa án quốc tế, và ông đã thắng kiện.

 

Minh Vũ – thoibao.de

 

>>>Muốn gặp Mỹ phải “lụy” Tàu. Tổng đạp đầu dân, cúi đầu trước “bạn vàng”?

>>>Đại án Việt Á: Chạy tội cho quan tham, Trung tướng Tô Ân Xô “vụng chèo khéo chống”?

>>>Những căn bệnh nguy hiểm của quan chức Cộng sản

>>>“Phải thay đổi để chúng ta có quyền hy vọng trời mỗi ngày lại sáng!”

Lần đầu tiên một Tổng thống đứng cạnh một Đảng trưởng trên bục danh dự