Hoàng Văn Hưng kêu oan mà không chạy án, dù kêu đến hết đời cũng chẳng giải được oan!

Phiên xét xử lượt đi của vụ chuyến bay giải cứu chỉ mới qua được 20 ngày, nhưng đã rục rịch về “trận lượt về”. Trong phiên xử sơ thẩm, bị cáo Hoàng Văn Hưng là trường hợp bị tăng nặng hình phạt so với đề nghị của Viện Kiểm sát, bởi phiên tòa kết tội bị cáo này chỉ dựa vào lời khai một phía. Hoàng Văn Hưng biết điều đó và mọi người cũng đều biết điều đó.

Hoàng Văn Hưng và Nguyễn Anh Tuấn là 2 nhân vật trong đường dây chạy án bị lôi ra xử. Tuy nhiên, theo thông tin riêng cho chúng tôi biết, đường dây chạy án đâu chỉ có 2 nhân vật này, mà còn có rất nhiều người tham gia. Trong đó, có những người đứng trước tòa với vai trò luật sư, và cả những người ngồi trước tòa trong những bộ sắc phục ngành.

Với tư pháp Xã hội Chủ nghĩa thì muốn kêu oan là phải đút nhiều tiền

Hoàng Văn Hưng là cựu điều tra viên Cục An ninh Điều tra, Bộ Công an, nên ông này rất hiểu về luật tố tụng hình sự. Nhưng dù hiểu thì có thể bào chữa được gì cho mình? Hiểu luật, trình bày có lý luận thuyết phục, thì có gỡ tội được cho bản thân không, hay là lại khiến tội nặng thêm. Trong phiên sơ thẩm, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội phạt Hoàng Văn Hưng án chung thân, không phải vì Hưng đáng tội như thế, mà vì Hưng đã làm cho đường dây chạy án thấy ghét anh ta, và từ đó, họ bỏ tiền ra để chạy cho đè thêm tội lên anh ta mà thôi.

Ngày 17/8, báo chí cho biết, đến nay, đã có 18 bị cáo gửi đơn kháng cáo tới tòa án, đề nghị xét xử vụ án theo trình tự phúc thẩm. Trong số này, có 2 bị cáo kháng cáo kêu oan, trong đó có Hoàng Văn Hưng. Còn lại 16 bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Cả 4 bị cáo bị tuyên phạt mức án tù chung thân (là mức án tuyên cao nhất tại phiên tòa sơ thẩm) đều gửi đơn kháng cáo.

Trò chơi công lý ở Việt Nam là một thị trường chạy án. Đây là miếng ăn lớn cho các quan chức trong các cơ quan tố tụng, như tòa án, công an và viện kiểm sát. Việc kháng cáo và kêu oan là thủ tục mang tính hình thức, vấn đề sâu xa bên trong là khả năng tài chính của mỗi người để mua án, chạy án. Không có tiền thì đừng có hy vọng được giảm án. Không có tiền chạy án thì chỉ cần trộm một con vịt về nhậu, là đã dính án 7 năm. Mà có tiền chạy án, thì dù có gặm nhân sách đến 15.000 tỷ đồng, thì cũng chỉ bị án treo. Luật chơi này, có lẽ Hoàng Văn Hưng hiểu rõ nhất.

Trong số các bị cáo của vụ chuyến bay giải cứu, đa số đều “ngoan ngoãn”, chỉ có Hoàng Văn Hưng là “cứng đầu nhất”. Và cuối cùng, những kẻ “ngoan ngoãn” đều được giảm án, còn kẻ cứng đầu thì lại bị đè án thật nặng. Thực ra, việc Hoàng Văn Hưng cứng đầu là do anh ta hiểu nghiệp vụ điều tra, hiểu về luật pháp, nhưng như thế thì cũng có tác dụng gì dưới cái nền tư pháp Xã hội Chủ nghĩa kia chứ?

Theo một số nhận xét, trường hợp Hoàng Văn Hưng muốn gỡ án, thì phải tốn rất nhiều tiền. Bởi cả bộ máy chạy án đang nhìn nhận anh ta như là một kẻ nguy hiểm đối với họ, nên đương nhiên, họ phải tìm cách trừng phạt. Bản án đã tuyên đối với Hưng, không phải là sự cảnh cáo, mà là sự trả thù. Bây giờ, muốn gỡ án, thì ngoài việc phải bung nhiều tiền, Hoàng Văn Hưng còn phải chấp nhận những nhượng bộ nào đấy, để bộ máy chạy án cảm thấy an tâm.

Ngoài Hoàng Văn Hưng, người thứ nhì chịu án không thỏa đáng là Phạm Xuân Kiên. Kiên đã gánh hết tội cho sếp của mình là ông Đỗ Xuân Tuyên. Tuy đã thoát án tử hình, nhưng Kiên vẫn bị chung thân trong phiên sơ thẩm. Trong phiên xử lượt về, khả năng Kiên sẽ được sếp của mình chạy để gỡ tội cho. Phạm Trung Kiên là người tương đối “ngoan ngoãn”, mọi sự đều đợi sếp lo liệu, và đó là cơ sở để dự đoán rằng, Phạm Trung Kiên sẽ thoát án chung thân ở phiên phúc thẩm.

Những bản án còn lại, dù kêu oan hay xin giảm án, thì điều quan trọng nhất là tiền. Và ắt hẳn, không ai trong số các bị cáo đấy không chuẩn bị khoản tiền khổng lồ, để chạy cho lần xử lượt về.

Thu Phương(Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://www.vietnamplus.vn/vu-chuyen-bay-giai-cuu-bi-cao-hoang-van-hung-khang-cao-keu-oan/889627.vnp