Link Video: https://youtu.be/UrkrsGxAvu8
Báo RFA ngày 15/8 có bài bình luận của ông Phạm Quý Thọ- PGS,TS nguyên Trưởng Khoa Chính sách Công, Học Viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch- Đầu tư, Việt Nam.
Trong những năm gần đây, Đảng CS đã tăng cường chiến dịch ‘đốt lò’, chống tham nhũng ‘không vùng cấm’, để đối phó với nguy cơ sụp đổ chế độ.
Tuy nhiên, tác giả nhận định rằng việc phòng, chống tham nhũng vẫn không đạt kết quả như mong muốn.
Nhiều nhà quan sát chính trị cho rằng một trong những nguyên nhân chống tham nhũng đối diện với thách thức ngày càng lớn là:
Việc kiểm soát quyền lực bằng đạo đức cách mạng lại không phải bắt đầu từ việc nhìn nhận đạo đức người làm cách mạng, phải tu dưỡng, rèn luyện’ làm ‘đầy tớ’ cho nhân dân’ (lời Hồ Chí Minh), mà đạo đức cách mạng ở đây lại gắn với chống ‘tự diễn biến; tự chuyển hóa’ của đảng viên, nghĩa là xa rời tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê nguyên thủy như đã nêu ở phần trên.
Chống tham nhũng kết hợp với thanh trừng nội bộ tổ chức là chính sách của Đảng CS để củng cố chế độ ‘Đảng-Nhà nước’.
Đỉnh điểm của việc thực thi chính sách này là việc các ông Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Chủ tịch nước (2021-2023, nguyên Thủ tướng (2016-2021), Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam (nguyên Phó thủ tướng (2016-2021) và (2021-2023) đã từ chức vào đầu năm do phải chịu “trách nhiệm chính trị” khi để cho cấp dưới tham nhũng.
Ba vị cựu lãnh đạo trong ‘vùng cấm’ được cho là ‘những nhà kỹ trị thực dụng’ nỗ lực tìm cách đưa Việt Nam vào quỹ đạo ổn định kinh tế vĩ mô. Những bình luận ban đầu về tác động của ‘sự kiện chính trị chưa từng có’ nêu trên tới hiệu quả của công tác phòng chống tham nhũng, ổn định xã hội và phát triển kinh tế còn ‘sơ sài’, nhưng thực tế đang chứng tỏ.
Chẳng hạn như việc nhận định rằng Việt Nam sẽ có “môi trường chính trị thận trọng, vì các chính trị gia phải rút ra bài học từ những diễn biến gần đây” và, hậu quả là bộ máy đã trở nên ‘trì trệ’! “Các doanh nghiệp cần chuẩn bị để có ‘đường đi tránh xa’, hoặc giảm thiểu rủi ro vì một làn sóng tiềm tàng các vụ điều tra chống tham nhũng có động cơ chính trị”…
Tuy nhiên, kiểm soát quyền lực bằng đạo đức cách mạng ngày càng gặp thách thức khi Đảng CS ‘vũ khí hoá’ tham nhũng, buộc phải duy trì nghịch lý tăng trưởng cao và tham nhũng tràn lan trong thời gian dài.
Thực tế đang cho thấy rằng việc tăng cường chống tham nhũng bằng đạo đức, tư tưởng cách mạng sẽ có tác động ‘tiêu cực’ đến tăng trưởng kinh tế khi các quan chức ‘co lại’, ‘giấu mình chờ thời’ và doanh nghiệp ‘lo ngại’ môi trường đầu tư kinh doanh ‘xấu đi’.
Những bản tin về trục lợi, tham nhũng và những hiện tượng lừa đảo… đang thống trị các phương tiện truyền thông tại Việt Nam khiến giới lãnh đạo và người dân ‘lo lắng’.
Adam Smith (1723-1790) không chỉ nổi tiếng là cha đẻ của kinh tế học cổ điển qua tác phẩm kinh điển “Sự giàu có của các quốc gia” (năm 1776), trong đó ông đã ‘lường trước’ về ảnh hưởng đạo đức của sự trục lợi (rent-seeking) trong giai đoạn ‘nguyên thuỷ’ của chủ nghĩa tư bản.
Tuy nhiên, trước đó trong cuốn “Lý thuyết về các cảm xúc luân lý” (năm 1759) ông đã bảo vệ đã bảo vệ chủ nghĩa tư bản tiêu dùng, bởi vì nó mang lại nhiều lợi ích cho người nghèo hơn là những xã hội cống hiến cho những lý tưởng cao cả. Nếu phát triển đúng đắn, chủ nghĩa tư bản không chỉ tạo ra thặng dư sự giàu có, cho phép các xã hội chăm sóc những thành viên yếu nhất của họ mà còn phục vụ nhu cầu vật chất cơ bản của chúng ta và khi kích thích tiêu dùng sẽ làm cho tiền từ hàng hóa và dịch vụ mang lại sự thỏa mãn thực sự.
Như đã biết, sau này xuất hiện một Nhà nước toàn trị Trung Quốc ‘thân hữu’ với tư bản theo tư tưởng thực dụng, nhưng bản chất ‘cách mạng’ vẫn không thay đổi. Thời kỳ ‘hoàng kim’ sau 30 năm ‘thực dụng’ của mô hình này đã qua, “Người đàn ông của hệ thống” đã trở lại và ‘trỗi dậy’ hung hăng. Việt Nam là phiên bản của mô hình trên nhưng liệu người dân có hy vọng rằng cải cách có thể tạo ra được khác biệt?
Tình hình kinh tế – xã hội của Việt Nam đang diễn biến phức tạp, nhưng nếu coi đích đến là hạnh phúc của người dân thì ưu tiên hàng đầu của cải cách là làm thế nào để tạo ra một nền kinh tế vừa có lợi nhuận vừa văn minh.
Thế nhưng, tác giả kết luận bằng một câu hỏi, quyền lực và giám sát quyền lực như thế nào? khi chuyển đổi kinh tế thị trường đang thách thức chế độ trong bối cảnh cạnh tranh thể chế, ý thức hệ trên thế giới ngày càng gay gắt.
Minh Vũ – Thoibao.de
>>> “Báo chí Cách mạng” chiến đấu hết mình vì Đảng, nhưng im lặng trước việc tử hình oan
>>> Đức từ chối tất cả đơn xin dẫn độ về Việt Nam, sau vụ Trịnh Xuân Thanh
>>> Tình trạng “tiêu chuẩn kép” trong ngành tư pháp Việt Nam
>>> Hết “lùa gà” giờ Hoài Linh lại bẫy chim
Những bằng chứng oan sai trong vụ án Nguyễn Văn Chưởng