Cả Nguyễn Hòa Bình và Trương hòa Bình đều kinh qua hầu hết các vị trí trong các cơ quan tố tụng, gồm công an, viện kiểm sát và tòa án. Nếu nói, hình ảnh ông Nguyễn Hòa Bình gắn liền với vụ án của tử tù Hồ Duy Hải, thì ông Trương Hòa Bình lại gắn với hình ảnh Nguyễn Văn Chưởng, cả hai vụ án này đều là án oan sai nổi tiếng.
Con đường kêu oan của cha mẹ Nguyễn Văn Chưởng ròng rã qua nhiều năm, đều bị ông Trương Hòa Bình, cựu Chánh án Tòa án Tối cao chặn đứng.
Luật sư Lê Văn Hòa, người tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho ông Nguyễn Trường Chinh, bố của tử tù Nguyễn Văn Chưởng, đã kể rằng: “Về vụ án Nguyễn Văn Chưởng, từ năm 2013, lúc tôi còn công tác ở Ban Nội chính Trung ương, tôi được Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh lúc đó, phân tôi làm Tổ trưởng Tổ kiểm tra án oan, để kiểm tra một số vụ án có đơn kêu oan, trong đó có vụ án Nguyễn Văn Chưởng. Sau khi tổ của tôi làm việc với các cơ quan chức năng, từ Tòa án Nhân dân Tối cao, các cơ quan tố tụng của thành phố Hải Phòng… chúng tôi đã có báo cáo, khẳng định việc cấp sơ thẩm và phúc thẩm, lúc đó chưa có giám đốc thẩm, đã tuyên án tử hình đối với Nguyễn Văn Chưởng là oan.”
Được biết, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao lúc đó là Trương Hòa Bình. Một vụ án oan đã bị phớt lờ và sau đó, ông Trương hòa Bình lại vào Bộ Chính trị và được bổ nhiệm vào vị trí Phó Thủ tướng Thường trực.
Vụ án Nguyễn Văn Chưởng bị oan sai bắt đầu từ Công an thành phố Hải Phòng, người bị chỉ mặt gây ra vụ oan sai này, không ai khác, là Dương Tự Trọng và Đỗ Hữu Ca.
Tương tự như Trương Hòa Bình, Nguyễn Hòa Bình cũng kết tội oan với Hồ Duy Hải. Ông Nguyễn Hòa Bình đã chấp nhận vật chứng mua ngoài chợ của Cảnh sát Điều tra tỉnh Long An, để quyết kết tội chết cho Hồ Duy Hải. Và sau đó, Nguyễn Hòa Bình cũng vào Bộ Chính trị.
Xử oan rồi sau đó được lên chức, được đứng vào hàng ngũ 16 nhân vật quyền lực nhất của Đảng Cộng sản, thì những con người này xử án vì cái gì? Vì công lý ư? Chắc chắn là không phải rồi. Vậy thì, chỉ có thể là vì sự nghiệp chính trị của bản thân họ mà thôi. Sinh mạng của người dân không quan trọng, quan trọng là làm hài lòng thế lực công an, những kẻ đã cố tình làm méo mó vụ án.
Chạy án là câu chuyện phức tạp. Trước giờ, chúng tôi cứ nghĩ, việc chạy án là của những người đã bị pháp luật sờ gáy. Nhưng không, nay chúng tôi nhận được tin cho biết, có loại chạy án để cho mình không bị lộ nữa. Việc Công an Long An mua vật chứng ngoài chợ về để làm hồ sơ điều tra là sai trái rõ ràng. Có thông tin cho rằng, nhóm công an điều tra này sợ bị pháp luật sờ gáy, nên chúng chạy từ tòa sơ thẩm, phúc thẩm và cả giám đốc thẩm. Kết quả, Nguyễn Hòa Bình phán tội chết cho Hồ Duy Hải, vì đã ăn tiền của nhóm làm án khống trong Công an tỉnh Long an. Còn tại sao chúng làm án khống, thì đấy là một câu hỏi to tướng khác.
Tin tức cho biết, Nguyễn Hòa Bình và Trương Hòa Bình là hai con người “ăn bẩn” để bóp méo án. Thực ra, không chỉ có hai ông tên Hòa Bình khác họ này mới ăn tiền để bóp méo vụ án, mà đây là vấn đề chung của cả chính quyền Cộng sản.
Hai vụ án của Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng là những vụ án gây chấn động xã hội. Lẽ ra, với những án như vậy, thì mấy ông này nên chừa lại, để bảo vệ chút giá trị con người còn sót lại. Nhưng không, hai ông này bất chấp, đạp lên sinh mạng con người để “kiếm chút cháo” cho mình.
Việc chạy án để tránh bị lộ là việc mà truyền thông mới biết đến. Tuy nhiên, người bên trong cho biết, chuyện này đã xảy ra từ lâu. Chính vì kiểu chạy án này mà gây ra bao nhiêu nỗi oan chồng chất. Người dân một khi đã rơi vào tình huống như vậy, là không thể kêu oan được. Rất đáng sợ.
Thu Phương – (Tổng hợp)