Veston bảnh bao, Chủ tịch Thưởng đi Âu Châu “hành khất”!

Ngày 23/7 vừa qua, ông Võ Văn Thưởng – Chủ tịch nước – lên đường thăm 3 nước Âu châu, gồm Áo, Ý và Vatican. Chuyến thăm 5 ngày sang 2 nước EU này, có ý nghĩa lớn với Đảng Cộng sản Việt Nam. EU là thị trường lớn thứ nhì mà Việt Nam có xuất siêu, sau Mỹ. Nếu thị trường Mỹ và EU mà khó khăn, thì nền kinh tế Việt Nam sẽ sụp đổ nhanh chóng.

Ngày 25/6, trong cuộc gặp gỡ với người đồng cấp của Cộng Hòa Áo, ông Võ Văn Thưởng đã đề nghị tổng thống Áo ưu tiên ODA cho Việt Nam. Tình hình vốn ODA cấp cho Việt Nam những năm gần đây giảm mạnh. Trong khi đó, thứ hạng tín nhiệm quốc gia thì không tăng, nên các khoản vay thương mại không đủ, nhà cầm quyền Việt Nam đành phải bám tiếp vào ODA.

Ông Võ Văn Thưởng sang Âu châu “ăn mày”

Trên thế giới, quốc gia nào còn bám vào vốn vay ODA thì được xem là quốc gia “cùng đinh”, vẫn chưa thoát khỏi đói nghèo. Không phải vay ODA là vinh dự gì, vì khi bên cho vay, cho vay với lãi suất ưu đãi, thì họ sẽ tìm cách lấy lại, có thể gấp nhiều lần lãi suất.

Hồi tháng 5, ông Phạm Minh Chính được tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 tại Nhật Bản, thì ông cũng tranh thủ lấy về cho Việt Nam gói vay ODA 61 tỷ Yen. Nhật Bản là nước tài trợ vốn ODA cho Việt Nam nhiều nhất từ trước đến nay.

Nước nghèo đi vay các nước giàu không có gì xấu, đặc biệt là chấp nhận thua thiệt trong ràng buộc giữa hai bên để có tiền, cũng là điều không có gì đáng trách, vì nghèo mà được vay vốn để phát triển, đã là may mắn lắm rồi. Cái đáng trách của Đảng Cộng sản là, tại sao đã “đổi mới” 37 năm, mà Việt Nam vẫn chưa thoát nghèo (còn vay ODA là còn nghèo), đấy mới là vấn đề lớn. Hằng năm, Đảng Cộng sản vẫn cho thông báo con số tăng trưởng kinh tế rất đẹp, trong khi đó, như Nhật Bản hay nước Áo, chỉ cần con số tăng trưởng bằng một nửa như thế, thì cũng đã là thành công rực rỡ rồi. Lý do tại sao?

Chuyến đi Nhật dự G7, ông Phạm Minh Chính cũng xin được gói ODA 61 tỷ Yen

Thực ra, sự khác nhau nằm ở chữ “sạch” và chữ “bẩn” mà thôi. Việt Nam chủ yếu muốn tăng trưởng, nên phát triển bất chấp. Nhiều ngành gây ô nhiễm nghiêm trọng nhưng vẫn được cấp phép, để mặc cho tự do hoạt động, chỉ để lấy con số tăng trưởng.

Tất nhiên, con số tăng trưởng thì có, nhưng tiền chi ra để khắc phục hậu quả thì cũng không nhỏ. Nếu lấy giá trị tăng trưởng, bù trừ đi chi phí khắc phục hậu quả, có khi còn ra kết quả âm. Nước giàu họ không cần tăng trưởng cao, họ chỉ tăng trưởng sạch và bền vững.

Thường thì quốc gia nào sạch về môi trường tự nhiên, thì môi trường xã hội cũng như môi trường làm việc của cơ quan công quyền cũng sạch. Nó có mối quan hệ hữu cơ. Việt Nam mãi nghèo là bởi người Việt không xử lý được vấn đề của mình, đấy là, phải chịu đựng sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản. Những ông lãnh Cộng sản đi ăn mày tứ xứ, chẳng những họ không biết nhục cho thân phận đất nước, mà họ còn tự hào là họ đã xin được “nguồn vay ưu đãi”. Tuy nhiên, họ xin đấy không phải là xin cho họ, mà là xin cho sân sau của họ, cho đồng chí của họ có thể xơ múi ở những dự án này.

Đất nước Triều Tiên chia làm 2 miền Nam – Bắc, tương tự như Việt Nam trước năm 1975. Sự chênh lệch về giàu nghèo, sự chênh lệch về giá trị con người, sự chênh lệch về nhận thức xã hội, giữa hai miền Triều Tiên là đã quá rõ. Hàn Quốc có xuất phát điểm tương tự Việt Nam Cộng Hòa, tuy nhiên, bán đảo Triều Tiên may mắn hơn Việt Nam, vì họ còn một nửa đất nước, để tiến lên cùng với những quốc gia hàng đầu thế giới. Hiện nay, họ đang ở tư thế của nước giàu, không phải lang thang khắp thế giới ăn mày vốn ODA như Việt Nam nữa.

Nhà nước Cộng sản nói riêng và nhà nước độc tài nói chung, đều xem toàn dân như là đối tượng mà họ chiếm hữu và khai thác. Một khi, tư tưởng của họ đã như thế, thì họ xem quyền lợi của tập đoàn cai trị là quan trọng hơn quyền lợi của đất nước. Họ đi ăn mày, đất nước chịu nhục, còn họ thì có dự án để gặm nhấm. Chẳng có gì họ phải nhục cả.

Thu Phương(Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://www.vietnam.vn/chu-tich-nuoc-vo-van-thuong-de-nghi-ao-uu-tien-oda-cho-viet-nam/