Mới đây, ngày 20/7, cộng đồng mạng đã phản ứng gay gắt với hình ảnh ông Bộ Trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng giành lấy thảm đỏ đón Thủ tướng Malaysia. Đây là một hình ảnh được xem là điển hình cho những người “rất Cộng sản”. Dù làm lãnh đạo cấp bộ, nhưng ông Bộ trưởng này không biết một nguyên tắc tối thiểu trong việc tiếp đón khách quốc tế.
Có thể nói, nền giáo dục Xã hội Chủ nghĩa là nguyên do của mọi nguyên do. Nền giáo dục này đã tạo ra một xã hội Việt Nam tồi tệ, tạo ra những thế hệ quan chức vô văn hóa, trịnh thượng, giành công, chà đạp người khác. Những tính cách này thể hiện bản chất của nền giáo dục lấy hơn thua làm động lực, lấy xếp hạng cao thấp làm thước đo. Từ đó mới nuôi cái bệnh thành tích trong chế độ. Xã hội chạy đua hình thức giả dối, coi giàu có, địa vị, danh tiếng, là chuẩn mực cốt lõi.
Từ nền tảng đấy mà những câu chuyện vô văn hóa như ông Bộ trưởng Bộ Văn hóa, đã kia diễn ra nhan nhản. Mới đây, sau trận thua 0-3 của đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam trước đội tuyển bóng đá nữ của Mỹ, tờ báo Thể Thao và Văn Hóa đã giật tít bài viết “Chơi kiên cường trước Nhà vô địch World Cup, đội tuyển Việt Nam khiến nữ Thái Lan phải muối mặt”. Sau khi bị cộng đồng mạng phản ứng mạnh, tờ báo này đổi tít “Chơi kiên cường trước Nhà vô địch World Cup, đội tuyển Việt Nam khiến nữ Thái Lan phải ghen tị”.
Dù tít đã đổi, nhưng bản chất vẫn không thay đổi, đó là sự vô giáo dục của báo chí Việt Nam. Vì sao phải đè đội tuyển Thái Lan xuống? Đè họ xuống để mình được nâng lên, hay đè họ xuống chỉ cho thấy cái vô văn hóa của mình? Để dễ so sánh, cộng đồng mạng đã dẫn lời của nữ doanh nhân người Thái – Madam Pang – như sau: “Chúng tôi chân thành cảm ơn màn trình diễn của các bạn (đội tuyển nữ Việt Nam). Từ trái tim của những người yêu bóng đá nữ, tôi cổ vũ cho các bạn”.
Khác nhau là thế, đâu phải cứ đạp người khác xuống mà mình lên cao được? Thật sự, nền giáo dục Việt Nam đã tạo ra những giá trị bệnh hoạn. Từ ông Bộ trưởng đến tờ báo đều nhiễm một thứ giá trị giống nhau, đó là sự vô văn hóa.
Một thời gian dài, ngành giáo dục Việt Nam đã sử dụng những từ ngữ mang tính miệt thị, hoặc gây sự thù hằn, để giảng dạy. Chế độ Việt Nam Cộng Hòa là một chế độ được Liên Hiệp Quốc thừa nhận, và là quốc gia có chủ quyền, thế nhưng, trong sách giáo khoa của Cộng sản, họ dùng từ “ngụy” để nói về thể chế chính trị này. Còn đối với những vị lãnh đạo của Việt Nam Cộng Hòa, thì họ dùng từ tên này tên kia, bọn tay sai này bọn tay sai kia, để chỉ những người đó. Một nền giáo dục như thế, làm sao dạy ra được những con người tử tế?
Là người Việt chân chính, thì ắt phải biết xấu hổ, vì dân tộc này đã để cho một thành phần vô văn hóa cai trị. Một Đảng như vậy làm giáo dục, thì xã hội không nát mới là chuyện lạ. Hết lớp người này đến lớp người khác, lớp lớp quan chức được nặn ra từ nền giáo dục đấy, nền giáo dục Xã hội Chủ nghĩa.
Cả thường dân và quan chức đều được mọc lên từ nền giáo dục Xã hội Chủ nghĩa, nhưng quan chức khốn nạn hơn bởi nhiều lý do. Thứ nhất là họ có quyền, thứ nhì là họ được học chính trị, được học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Ngày nay, tuy đạo đức xã hội xuống cấp, nhưng vẫn còn đó những con người biết phải trái, có văn hóa và ứng xử đúng mực. Tuy không phải là đa số, nhưng đâu đó vẫn còn. Chính những con người như vậy mới thấy được vấn đề của xã hội hiện nay, và lên án nó. Đất nước này đã thua thiệt vì bị một nền giáo dục lệch lạc dẫn dắt, khiến tạo ra những con người thiếu văn hóa suốt bao năm qua, mà còn tệ hại hơn vì bị Đảng Cộng sản cai trị. Chính Đảng này đã tạo ra nền giáo dục hiện nay. Và đó là bất hạnh lớn nhất cho 100 triệu dân.
Thu Phương (Tổng hợp)