Ngày 15/7 vừa qua, ông Tô Lâm, Bộ Trưởng Bộ Công an Việt Nam, có chuyến viếng Cộng hòa Angola. Không biết ông Tô Lâm sang đây vì việc gì? Có lẽ, chuyến đi này cũng liên quan đến việc bắt cóc một ai đó, tương tự như việc ông Tô Lâm đã từng thăm Slovakia trước đây vậy. Bề ngoài là thăm ngoại giao, nhưng bên trong là bắt cóc người.
Trong những năm gần đây, người Việt sang châu Phi sinh sống khá đông, trong đó không thể không có những thành phần tội phạm mà Bộ Công an Việt Nam muốn tóm. Mà đã đi sang Angola, thì chắc chắn, ông Tô Lâm không thể không đến Đại sứ quán Việt Nam tại nước này. Thực tế, có một số lính của ông Tô Lâm làm việc tại các đại sứ quán, dưới vỏ bọc là nhân viên đại sứ quán.
Được biết, khi đến Angola, ông Tô Lâm đã dự lễ cắt băng khánh thành tượng đài tại Đại sứ quán. Như vậy, ông Tô lại mang tượng ông Hồ đi khắp thế giới quảng bá. Không biết, có phải mục đích của ông Tô Lâm là để tuyên truyền với Angola về một thứ “thiên đường Xã hội Chủ nghĩa”, mà Việt Nam đang có hay không? Một thứ thiên đường của những điều xấu xa, thiên đường của tham ô và là thiên đường cho sự xuống cấp về đạo đức sinh sôi nảy nở. Đó là thực tế không thể chối cãi.
Không biết, những giá trị tinh thần của ông Hồ là gì, chỉ biết, hầu như những người đã “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đều là vô đạo đức. Rất nhiều người đang đứng trước vành móng ngựa trong vụ án chuyến bay giải cứu, là những con người đã từng “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Tham gia hút máu dân trong chuyến bay giải cứu có Vũ Ngọc Minh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Angola. Hiện nay, ông này đang phải hầu tòa vì nhận hối lộ 864 triệu đồng. Có lẽ, đây là “tấm gương sáng” của những người Cộng sản chăng? Tấm gương về hành động hút máu dân không một chút xót xa. Giờ đây, ông Tô Lâm đem theo tượng Hồ Chí Minh, không biết để tuyên truyền cho dân Angola, hay là để “trấn yểm”, “hóa giải” lời nguyền nhận hối lộ tại Đại sứ quán này. Trong Đại sứ quán này, có nhiều người là lính của Tô Lâm làm việc trong đó, họ cần trấn yểm để cho an tâm chăng?
Hành động phát tán tượng Hồ Chí Minh ra khắp thế giới, bị đánh giá chỉ là “trò mèo”, bởi cả thế giới ngày nay đã biết rõ bộ mặt của những lãnh đạo Cộng sản rồi. Những tên tuổi như Stalin, Mao Trạch Đông, Pol Pot, Kim Nhật Thành vv… thì không ai xa lạ gì. Ông Hồ Chí Minh cũng được thế giới liệt vào hàng đồ tể, chung với những con người ấy.
Có người nói rằng, giá trị của ông Hồ Chí Minh chỉ nằm ở giá trị của tờ tiền có in hình của ông. Tức là, ông chỉ có giá trị trong lãnh thổ Việt Nam, và giá trị đó chỉ gắn với những vật chất được lưu hành, còn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, ông không còn giá trị gì, cả về vật chất lẫn tinh thần.
Nói về giá trị vật chất thì hình ông Hồ trên đồng tiền Việt Nam không thể so sánh với hình ông Washington trên đồng đô la, hoặc hình Nữ hoàng Anh trên đồng Bảng Anh.
Chính quyền Cộng sản đem tượng ông Hồ phát tán ở nước ngoài, chẳng khác nào họ mang tiền đồng Việt Nam ra nước ngoài tặng vậy. Chẳng ai thèm quan tâm vì nó vô giá trị. Vậy thì, họ đi phát tán tượng ông Hồ để làm gì? Có người cho rằng, tượng ông Hồ nhỏ xíu ở trước Đại sứ quán Angola ấy, có khi được duyệt chi hàng tỷ đồng. Tượng nhỏ ăn nhỏ, tượng to ăn to. Và mỗi lần xin dựng tượng Hồ Chí Minh, thì bao giờ cũng được duyệt. Tại vì Đảng Cộng sản dùng hình ảnh ông Hồ Chí Minh để trục lợi kia mà?
Giá trị đích thực thì “hữu xạ” tự nhiên hương. Tự trong một con người sẽ lan tỏa giá trị, nếu người đó thực sự có giá trị. Còn với ông Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản dùng bộ máy khổng lồ để sơn phết, để duy trì tên tuổi cho ông, thì rõ ràng, con người ông Hồ Chí Minh không “hữu xạ”. Ông Hồ Chí Minh nổi tiếng nhờ một bộ máy tuyên truyền khổng lồ. Khi bộ máy này sụp đổ thì chẳng còn lại chút hương vị gì nữa.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo: