Link Video: https://youtu.be/h_867yNG0a8
FLC là một Tập đoàn gia đình, ông Quyết là Chủ tịch Hội đồng Quản trị và các em của ông cũng đóng vai trò lớn trong Tập đoàn này. Kết quả, hai người em gái của ông là bà Trịnh Thị Thúy Nga và Trịnh Thị Minh Huế cũng đi bóc lịch chung với ông. Đây là bài học cho những ai làm doanh nghiệp mà bỏ hết tất cả các trứng vào một giỏ, khi vấp té, giỏ trứng lộn vòng và tất cả đều vỡ.
Mới đây, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa cho biết, đã ban hành các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và lệnh khám xét, đối với 15 bị can trong vụ án Trịnh Văn Quyết và đồng phạm “Thao túng thị trường chứng khoán”. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết, có đủ căn cứ để kết luận vi phạm pháp luật đối với 15 đối tượng, gồm: Nguyễn Thị Thanh Phương, Bùi Ngọc Tú, Nguyễn Thị Thu Thơm, Quách Thị Xuân Thu, Trần Thị Lan. Đây là các nhân viên của Công ty cổ phần Chứng khoán BOS.
Ngoài ra, còn có các đối tượng liên quan khác, gồm: Trịnh Văn Đại, Nguyễn Văn Mạnh, Trịnh Văn Nam, Nguyễn Quang Trung, Nguyễn Thị Hồng Dung, Trịnh Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Nga, Trịnh Tuân, Đỗ Thị Huyền Trang và Hoàng Thị Huệ. Đây là những người quen, họ hàng, nhân viên của bị can Trịnh Văn Quyết.
Không chỉ ông Trịnh Văn Quyết, mà ông Trần Quý Thanh cũng làm liên lụy đến hai con gái. Trong đó, có một người con của ông đã bị bắt, và người còn lại cũng bị khởi tố chung trong cùng vụ án. Riêng người con trai út của ông Trần Quý Thanh không tham gia điều hành Tân Hiệp Phát, nên không ảnh hưởng gì. Đây cũng là hình mẫu bỏ trứng trong cùng một giỏ. Tuy có người con trai không bị liên lụy, nhưng đấy không phải là ý muốn của ông Trần Quý Thanh, muốn “lẻ bầy” con trai ông. Mà chính con trai ông Thanh không muốn tham gia cùng đại gia đình trong Tân Hiệp Phát.
Lịch sử cho thấy, Việt Nam không có một doanh nghiệp nào vững bền. Hầu hết các doanh nghiệp lớn từ thời Pháp không tồn tại đến thời Việt Nam Cộng Hòa, cũng như những doanh nghiệp thời Việt Nam Cộng Hòa không tồn tại được sang thời Cộng sản.
Nguyên nhân được cho là do doanh nghiệp Việt Nam thường thiếu tính bền vững. Đồng thời cũng có nguyên nhân là các thể chế chính trị của Việt Nam không chịu kế thừa. Mà đặc biệt là chế độ độc tài Cộng sản, sau khi chế độ này cưỡng chiếm miền Nam, họ đã bày ra chiến dịch đánh tư sản mại bản, tàn phá hoàn toàn những doanh nghiệp đã phát triển tốt dưới thời Việt Nam Cộng Hòa. Cũng tương tự như vậy, cuối thập niên 50 đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Cộng sản cũng làm cuộc tàn sát man rợ với những người được cho là “địa chủ” ở miền Bắc.
Quay trở lại câu chuyện doanh nghiệp dưới thời Cộng sản, thì thực tế, không có doanh nghiệp nào được cho là phát triển bền vững như những doanh nghiệp tại Tây Âu. Tại các nước Âu châu, có những doanh nghiệp được thành lập từ thế kỷ 18 hay 19, nhưng đến này nay vẫn còn tồn tại, mặc dù nó đã trải qua 2 cuộc chiến tranh thế giới đầy khốc liệt.
Những doanh nghiệp lớn Việt Nam hiện nay bị đánh giá là sớm nở tối tàn. Cho dù đó có là VinGroup ồn ào, thì nó cũng đang tồn tại nhiều vấn đề rất khó gỡ. Chu dù họ nhảy vào lĩnh vực ô tô công nghệ, một lĩnh vực được cho là đón đầu xu hướng thế giới, nhưng xem ra, cách đầu tư và phát triển của doanh nghiệp này không có tính bền vững. Các doanh nghiệp Việt Nam, rồi sẽ có ngày tàn, không sớm thì muộn mà thôi.
Những FLC, Vạn Thịnh Phát, Tân Hoàng Minh… đều là những công ty đình đám một thời. Tuy nhiên họ đều không tồn tại lâu, chỉ vài ba thập kỷ là “sập tiệm”. Cho nên, việc bỏ hết các trứng trong cùng một giỏ, là một rủi ro cực lớn. Rất nhiều cách để chia nhỏ rủi ro, nếu không làm chuyện đó, thì rất có thể, khi công ty sụp đổ, cả dòng họ đua nhau vào tù, như trường hợp ông Trịnh Văn Quyết.
Quốc Bảo – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Đạo đức nhà quan, không “xơi” được nhân viên nữ thì đuổi việc!
>>> Nghĩ quật được Phương Hằng, ai dè Thuỷ Tiên và Vua Đàm tự quật chính mình
>>> Việt Nam tiến bộ ngược, buôn ma túy tăng trưởng khủng!
>>> 2 án kịch khung cho lính Phạm Bình Minh, với chiêu thức này ông Tổng có dọa được đồng chí?
Nghịch lý quy hoạch nhân sự của Đảng