Ngày 28/2/2023, tờ báo Đắk Lắk Điện tử có bài viết “Huyện Cư Kuin: Cưỡng chế thu hồi đất và giải phóng mặt bằng, thực hiện Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía đông TP. Buôn Ma Thuột”.
Nội dung của bài viết như sau:
“Ủy ban Nhân dân huyện Cư Kuin cho biết, huyện Cư Kuin sẽ tiến hành cưỡng chế thu hồi đất và giải phóng mặt bằng Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía đông TP. Buôn Ma Thuột (đoạn đi qua địa bàn xã Ea Tiêu và xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin).
Cụ thể: Áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi đất và giải phóng mặt bằng đối với Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Cà phê Việt Thắng; Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Cà phê Ea Tiêu; Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Cà phê Việt Đức và các hộ gia đình, cá nhân có liên quan đang nhận khoán, canh tác, trên phần diện tích đất của các công ty nói trên, do không thực hiện việc bàn giao mặt bằng đất đã thu hồi, tại Quyết định số 1789/QĐ-UBND ngày 23/8/2022 của Ủy ban Nhân dân huyện Cư Kuin, để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía đông thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (đoạn qua địa bàn xã Ea Tiêu và xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin).
Thời gian thực hiện cưỡng chế thu hồi đất và giải phóng mặt bằng sẽ diễn ra trong tháng 3/2023.
Đến nay, huyện Cư Kuin cũng đã thành lập Ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất và giải phóng mặt bằng, do Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Lê Phú Hanh làm Trưởng ban.
Ủy ban Nhân dân huyện Cư Kuin giao Ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất và giải phóng mặt bằng (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện là cơ quan thường trực tham mưu) triển khai thực hiện cưỡng chế thu hồi đất và giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật.”
Trên đây là nội dung bài viết về quyết định cưỡng chế thu hồi đất tại hai xã Ea Tiêu và xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin. Và cho đến nay, sau 4 tháng cưỡng chế, thì vụ án mạng đã diễn ra, giết chết 4 công an và 2 cán bộ xã.
Đây là vụ án cực kỳ nghiêm trọng. Nếu đào sâu nguyên nhân, thì có thể cũng bởi bàn tay chính quyền gây ra oan khuất mà thôi. Trong lịch sử, có quá nhiều vụ chính quyền Cộng sản cướp đất của dân. Vụ ông Đoàn Văn Vươn – Hải Phòng, vụ Văn Giang – Hưng Yên, vụ Dương Nội – Hà Nội, vụ Đồng Tâm – Hà Nội, vụ Vườn rau Lộc Hưng – Sài Gòn, vụ Thủ Thiêm – Sài Gòn vv… và còn nhiều những vụ cướp đất khác nữa.
Chuyện cướp đất diễn ra trên khắp mọi miền đất nước, có vụ, người dân vì uất ức quá mà dùng súng sát hại quan chức cướp đất, rồi tự sát. Tháng 9/2013, ông Đặng Ngọc Viết quê tại phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình, đã nổ súng vào 5 cán bộ giải phóng mặt bằng, làm một người tử vong, 3 người bị thương. Nguyên nhân là ông Viết bị chính quyền cưỡng đoạt hơn 180m vuông đất.
Nguồn lợi lớn từ đất đai làm cho quan chức nổi lòng tham, dùng quyền lực áp đặt giá bèo để cưỡng chiếm đất của dân, rồi giao cho doanh nghiệp. Câu chuyện Thủ Thiêm vẫn còn đang rất nóng hổi, dù câu chuyện này đã qua từ lâu. Chính quyền trả cho dân tiền thu hồi đất là 18 triệu đồng/m2, nhưng sau đó, doanh nghiệp bán lại 350 triệu/m2. Vụ Thủ Thiêm đã làm giàu cho rất nhiều quan chức, tuy nhiên, cho tới nay, chưa có quan chức nào của TP. HCM bị truy tố.
Trở lại vụ án mạng xảy ra ở hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lăk, rất có thể, đây là hậu quả của một vụ cướp đất, với kết quả là Công an hai xã này nhận một cú hồi mã thương. Vụ việc cần chờ thêm thông tin, tuy nhiên không loại trừ khả năng dính đến chuyện cướp đất dân.
Người dân Việt Nam thực sự rất khốn cùng. Miếng đất là tài sản lớn nhất và là nguồn nuôi sống họ. Vì lợi nhuận mà chính quyền bất chấp và đã gây ra cảnh dân oan trên khắp mảnh đất hình chữ S này. Đảng Cộng sản luôn tự xưng là “vì dân”, nhưng cách “vì dân” của họ là như thế đấy.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo:
https://vnexpress.net/vu-no-sung-o-thai-binh-do-bat-dong-gia-den-bu-2879168.html