Ngày 12/5 vừa qua, ông Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đã trao quyết định thăng quân hàm Thiếu tướng cho ông Phạm Bá Hiền, Tư lệnh Binh đoàn 16. Vì danh hiệu Thiếu tướng này mà ông Hiền mới tổ chức lễ vinh quy bái tổ linh đình, và từ đó mới lộ ra tòa lâu đài khủng khiến cộng đồng mạng xôn xao mấy ngày qua.
Được biết, Thiếu tướng Phạm Bá Hiền, sinh 1972, có bố là liệt sĩ. Năm ông từng đi nghĩa vụ quân sự, sau khi ra quân thì thi đại học, nhưng bị trượt.
Năm 1995, ông Hiền đi buôn lậu 5 triệu mét vải và bị bắt. Báo Công an thành phố từng đăng bài 5 kỳ liền về vụ việc này, nhưng vô hiệu. Đột nhiên, ông Hiền được Bộ Quốc phòng bảo lãnh và nộp phạt thay.
Sau đó, ông Hiền mở công ty riêng. Năm 2008, công ty của ông Hiền liên doanh với Binh đoàn 16, trở thành công tư hợp doanh. Như vậy, ông Hiền không tái ngũ mà thành tái ngũ, với cấp bậc quân hàm Thượng tá, giữ chức vụ Phó Tư lệnh binh đoàn. Công ty tư nhân trở thành công ty của quân đội.
Một năm sau, ông Hiền đi học tại Học viện Đà Lạt, lấy bằng Thạc sĩ quân sự mà chẳng biết học đại học khi nào. Năm 2016, ông được thăng Đại tá. Mẹ ông trở thành Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng. Sau đó, do bị báo chí phanh phui, danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng bị tước.
Năm 2023, ông Hiền được phong Tướng và mở tiệc ăn mừng tại tòa lâu đài của mình…
Theo Luật sĩ quan, Quân nhân chuyên nghiệp và Công nhân viên quốc phòng, cũng như theo các văn bản pháp luật của nhà nước, quy định, có 3 đối tượng phục vụ lâu dài trong quân đội, đó là: Sĩ quan chỉ huy (chính quy), Quân nhân chuyên nghiệp, và Công nhân viên quốc phòng.
Còn những người nhập ngũ ngắn hạn theo Luật Nghĩa vụ Quân sự thì gọi là hạ sĩ quan và chiến sĩ. Trong đó, chỉ có sĩ quan chỉ huy mới được lên tướng, còn lại, cấp cao nhất là đại tá. Ông Phạm Bá Hiền không phải là sĩ quan chỉ huy. Ông ta đã xuất ngũ và làm doanh nghiệp, sau đó, doanh nghiệp của ông từ liên doanh đến hợp nhất thành công ty của Bộ Quốc Phòng, từ đó, ông này mới trở thành sĩ quan rồi lên tướng.
Vụ việc buôn lậu, trốn thuế của Công Ty Thăng Long do Công an thành phố HCM phát hiện và điều tra. Tuy nhiên, vụ việc này đã bị Bộ Quốc Phòng nhúng tay vào, và họ đã giành lại hồ sơ, giành quyền điều tra về cho Cơ quan Điều tra hình sự Quân khu Thủ đô.
Như vậy, ông Phạm Bá Hiền đã bị Công an TP. HCM khởi tố bị can, nhưng cuối cùng, Công an thành phố không thể điều tra vụ này, mà phải chuyển cho Bộ Quốc phòng. Được biết, Chi nhánh 3 tại TP. HCM của Công ty Thăng Long (doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, trụ sở tại Hà Nội), đã trốn thuế nhập khẩu hơn 1,18 triệu mét vải và hàng trăm ngàn tấn sợi. Công ty Thăng Long còn sửa tờ khai xuất xứ hàng hóa (C/O), dùng giấy tờ và con dấu giả, nhập thừa 310.000m vải và 4.100kg vải vụn. Tổng trị giá hàng sai phạm từ trước đến khi bị khởi tố là 560.000 USD.
Ông Phan Văn Giang với vai trò là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ông cần phải biết lý lịch của người sĩ quan mà ông phong tướng. Năm 2002, ông Phạm Bá Hiền đã dính án hình sự, nói theo ngôn ngữ của ngành Công an thì ông Hiền đã có “tiền án tiền sự”, vậy vì sao ông Giang vẫn cố tình phong tướng cho ông này? Vậy thì ông Phan Văn Giang muốn làm gì, có phải ông không tôn trọng điều lệ Đảng hay không? Có điều nào trong Đảng luật cho phép phong tướng một người có tiền án tiền sự không?
Biết rằng, người của quân đội sai phạm thì do tòa án quân sự xét xử. Tuy nhiên, nhận xét xử không có nghĩa là tiếp nhận vụ án rồi thả phạm nhân. Đây là hành động chà đạp lên luật pháp một cách trắng trợn. Có vẻ như, Bộ Quốc phòng là lãnh địa riêng vậy.
Có ý kiến cho rằng, vụ Công ty Thăng Long và ông Thiếu tướng Phạm Bá Hiền là mắt xích quan trọng để khui ra nhóm lợi ích Phan Văn Giang. Và rất có thể, ông Giang đã phớt lờ đạo đức của ông Hiền mà phong tướng cho ông này. Việc phong tướng cho một người có tiền án trong một vụ án hình sự là điều rất bất thường. Không biết ông Nguyễn Phú Trọng có thấy vấn đề này không?
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo:
https://vnexpress.net/khoi-to-vu-tron-thue-tai-cong-ty-thang-long-2022845.html
https://soha.vn/thang-quan-ham-thieu-tuong-cho-tu-lenh-binh-doan-16-20230513112459965.htm