Link Video: https://youtu.be/ywKCtoLUF88
Ngày 17/5, RFA Tiếng Việt loan tin, “Nhà máy Nghi Sơn trước nguy cơ dừng sản xuất vì bế tắc trong giải quyết nợ vay”.
Theo đó, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn lớn nhất Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ phải dừng sản xuất, khi không đạt được thỏa thuận tái cấu trúc tài chính cho thời hạn tháng 11 tới đây.
Báo Nikkei Asia của Nhật, loan tin ngày 17/5, dẫn phát biểu của Tổng Giám đốc người Nhật Hasegawa So, rằng Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn cần thêm hỗ trợ về tài chính của hai Chính phủ Nhật Bản và Việt Nam.
RFA cho biết, cứ vào mỗi tháng 5 và tháng 11, Nhà máy Nghi Sơn phải thanh toán nợ vay. Khoản thanh toán 375 triệu USD cho kỳ tháng 5 này đã có; tuy nhiên đến tháng 11, Nhà máy phải thanh toán tiếp 277 triệu USD, mà khoản tiền này đang gặp khó khăn.
Hiện nay, theo RFA, Nhà máy Nghi Sơn và các ngân hàng cho vay đang đàm phán kế hoạch tái cấu trúc nợ. Phía cho vay đề nghị gia hạn thêm hơn ba năm cho thời gian thanh toán đối với khoản vay chừng 2 tỷ USD.
RFA cũng cho hay, đối với đề nghị này, để đàm phán thành công, cần cả bốn nhà đầu tư vào liên doanh Nhà máy Nghi Sơn, đồng thuận với kế hoạch. Tuy vậy, hiện PetroVietnam chưa đồng ý, với lý do cần có sự chuẩn thuận của cấp cao hơn, đó là Bộ Công thương thuộc Chính phủ Hà Nội.
Theo RFA, tin cho hay, các nhà đầu tư nước ngoài trong dự án liên doanh Nhà máy Nghi Sơn trị giá 9 tỷ USD, gồm Idemitsu Kosan, Kuwait Petroleum Europe, Mitsui Chemical, đã có thư đề nghị Chính phủ Việt Nam chuẩn thuận kế hoạch vừa nêu. Hà Nội dường như hiểu rõ, phía đối tác Nhật Bản không thể để cho nhà máy phải đóng cửa, vì những hệ quả ngoại giao và kinh tế của biện pháp này.
Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn nằm trong Khu kinh tế mở Nghi Sơn, thuộc huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Nhà máy này bắt đầu hoạt động vào năm 2018, do 4 nhà đầu tư trong nước và nước ngoài góp vốn, nhà đầu tư Việt Nam là PetroVietnam. Nhà máy có công suất giai đoạn đầu là 200.000 thùng dầu thô một ngày. Công suất này gần gấp đôi Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Tuy nhiên, hiện nay Nhà máy này đã hoạt động cao hơn khoảng 10% so với công suất đó; và cung cứng cho thị trường trong nước từ 30-40% lượng xăng dầu tiêu thụ.
Dự án đầu tư Nhà máy này nhận được rất nhiều ưu đãi rất lớn từ Chính phủ Việt Nam, và có một cam kết kỳ lạ là, nếu Nhà máy lỗ, thì PetroVietnam thay mặt Chính phủ Việt Nam bù lỗ. Chính cam kết này đã dẫn đến những vấn đề về vốn, về hiệu quả, và cả về chất lượng sản phẩm cũng như việc gây ô nhiễm môi trường suốt bao nhiêu năm qua.
Về vốn, nguồn tin từ Vnexpress vào tháng 7/2018 cho hay, PetroVietnam lo lắng nhà máy này vỡ nợ, vì vướng mắc trong quá trình phê duyệt tổng mức đầu tư.
Nghĩa là, từ trước khi đi vào hoạt động, nhà máy này đã gặp vấn đề về vốn và xuất hiện những bất đồng giữa PetroVietnam và Bộ Công thương. Theo dự toán, PetroVietnam phải bù lỗ cho Nhà máy này khoảng 1,54 tỷ USD mỗi năm, kéo dài trong 10 năm.
Về chất lượng, Nhà máy Nghi Sơn từng gửi công văn cho Bộ Công thương, xin nới lỏng tiêu chuẩn sản phẩm, do thiết kế về chất lượng sản phẩm không đạt so với quy định của Chính phủ.
Về môi trường, Nhà máy Nghi Sơn có một đường ống xả thải ngầm nối từ nhà máy ra biển và một số chất thải được xả thẳng ra biển qua đường ống này. Tháng 9/2016, gần 50 tấn cá nuôi lồng của người dân huyện Tĩnh Gia chết bất thường. Đoàn kiểm tra của Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã kết luận, tại thời điểm cá chết, Nhà máy Nghi Sơn đang thực hiện súc rửa đường ống.
Mặt khác, từ giữa năm 2022, Việt Nam đã nhiều lần xuất hiện tình trạng thiếu hụt xăng dầu. Có những giai đoạn, các cây xăng đồng loạt ngừng bán và người dân phải thức đêm xếp hàng để mua xăng.
Này, nếu Nhà máy Nghi Sơn ngưng sản xuất, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng mặt hàng này.
Hoàng Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Tới lúc nhóm Tây Ninh ra tay, kịch chiến để nắm Chính phủ
>>> Sự tương đồng của Vượng Vin và Cộng sản. Ảo tưởng và không biết lượng sức
>>> Sợ đối mặt Phương Hằng, “Vua Đàm” xuất hiện triệu chứng “xanh mặt”, nhập viện gấp
>>> “Ngoạm” cả nhà vệ sinh và câu chuyện quan tham ăn bẩn
Việt Nam: Chiêu bài trốn thuế trở thành vũ khí đàn áp nhà hoạt động dân sự