Khều “tử huyệt” của Thủ tướng

Ngày 16/4, báo Tiền Phong đưa tin về việc tỉnh Quảng Nam tự ý “xé rào”, quy hoạch sân bay để Chu Lai thay thế cho sân bay Đà Nẵng.

Theo đó, ngày 14/4, đại diện Cục Hàng không cho biết, nội dung của dự thảo quy hoạch sân bay toàn quốc giai đoạn tới không đề cập định hướng xây dựng sân bay Chu Lai (Quảng Nam) thay thế sân bay Đà Nẵng. Dù vậy, trong dự thảo Quy hoạch tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050, đang lấy ý kiến, địa phương này lại đưa ra định hướng quy hoạch sân bay Chu Lai để thay thế sân bay Đà Nẵng trong tương lai.

Đây là vấn đề mà báo chí nêu lên, vậy ai chủ trương cho ý đồ này? Đấy là câu hỏi mà nhiều người đặt ra.

Được biết, sân bay là địa điểm tiếp nhận hành khách trong nước và quốc tế. Thành phố muốn phát triển thì sân bay cũng phải lớn tương xứng. Muốn sân bay Chu Lai chiếm vai trò của sân bay Đà Nẵng, là muốn Đà Nẵng trở nên yếu thế hơn. Quả là tham vọng lớn.

Vấn đề phát triển sân bay vô tội vạ hiện đang là vấn nạn. Có những sân bay cách nhau chưa tới 100km, như sân bay Biên Hòa (chuyển sang sân bay lưỡng dụng) cách sân bay Long Thành rất gần. Xây như vậy lãng phí nguồn lực xã hội kinh khủng.

Nói đến quy hoạch sân bay tràn lan, thì hiện nay ông Phạm Minh Chính đang đi đầu trong vấn đề này. Khi còn là Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, ông Phạm Minh Chính đã ưu tiên cho Sun Group phát triển sân bay tư nhân đầu tiên của Việt Nam. Đó là sân bay Vân Đồn.

Ông Phạm Minh Chính tại sân bay Biên Hòa

Tháng 6/2021, ông Phạm Minh Chính thăm sân bay Biên Hòa, yêu cầu biến sân bay này trở thành sân bay lưỡng dụng. Ngay buổi chiều, Bộ Quốc phòng có văn bản phản đối. Tiếp theo, là sân bay Chu Lai, tỉnh Quảng Nam. Ông Chính đã ép Bộ trưởng Giao thông Vận tải lúc đó là ông Nguyễn Văn Thể, phải giao sân bay này cho Sun Group. Đồng thời hạn chế chuyến bay thương mại tới sân bay quốc tế Đà Nẵng và chuyển vào sân bay Chu Lai, nhằm phục vụ cho Sun Group. Sau khi giao sân bay Vân Đồn cho Sun Group, thì Sun Group tiếp tục với sân bay Sapa. Đi công tác các tỉnh, mục tiêu của ông Chính là lấy đất, lấy dự án cho hai đại gia Sun Group.

Bộ ba Nguyễn Văn Thể, Lê Viết Lam và Phạm Minh Chính muốn quy hoạch thêm nhiều sân bay hơn nữa. Hồi giữa năm ngoái, đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho hay, cơ quan này đã hoàn thành và trình Chính phủ Dự thảo quy hoạch cảng hàng không toàn quốc đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.

Theo Dự thảo, đến năm 2030, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất 28 sân bay trong quy hoạch. Trong đó có 14 cảng quốc tế là: Nội Bài, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Vân Đồn, Cát Bi, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Chu Lai, Cần Thơ, Phú Quốc và Liên Khương. 14 sân bay quốc nội gồm: Lai Châu, Điện Biên, Sapa, Nà Sản, Quảng Trị, Pleiku, Phù Cát, Tuy Hòa, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Đồng Hới, Rạch Giá, Cà Mau và Côn Đảo. Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải đang nghiên cứu, khảo sát và báo cáo Thủ tướng quyết định việc bổ sung quy hoạch sân bay tại các đảo Lý Sơn, Phú Quý…

Thay vì nói lỗi của ông Phạm Minh Chính, báo chí đổ lỗi cho Quảng Nam xé rào

Đến năm 2050, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung sân bay Cao Bằng phục vụ quốc nội, nâng số cảng nội địa là 15. Đồng thời tiếp tục duy trì vị trí quy hoạch sân bay quốc tế Hải Phòng (tại Tiên Lãng) nhằm dự bị cho sân bay Nội Bài và Cát Bi.

Trong bộ ba kể trên, nay ông Nguyễn Văn Thể đã không còn là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. Trong chính sách xây dựng sân bay tràn lan, có dấu hiệu của hiện tượng tham nhũng chính sách. Việc báo chí nhắc lại sân bay Chu Lai không phải là vô tình. Dự án nào được nhắc tên, đặc biệt là những dự án có dính tới lợi ích nhóm ở Trung ương thì báo chí cần phải cẩn thận hơn nữa.

Thu Phương – thoibao.de (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://tienphong.vn/tan-hiep-phat-duoi-de-che-tran-qui-thanh-tu-y-ve-san-bay-chu-lai-thay-the-san-bay-da-nang-post1526531.tpo