Tô Lâm lớn hơn Phạm Minh Chính 1 tuổi, được xem là cùng một lứa với nhau. Cả hai đều là dân ngành Công an. Ngày 25/4/2007, cả ông Tô Lâm và ông Phạm Minh Chính đều được phong hàm Thiếu tướng.
Ngày 16/7/2010, cả hai ông này lại được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăng cấp bậc từ Thiếu tướng lên Trung tướng Công an.
Ngày 18/1/2011, tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI, cả ông Phạm Minh Chính và ông Tô Lâm đều được vào Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, nhiệm kì 2011 – 2016.
Tuy nhiên sau đó 2 ông này tách ra, Phạm Minh Chính rẽ sang hướng đi khác, trong khi Tô Lâm ở lại Bộ Công an.
Ngày 8/8/2011, ông Chính ra khỏi ngành Công an đến Quảng Ninh nắm chức Bí thư Tỉnh ủy. Và từ đây, ông Phạm Minh Chính rẽ sang một hướng đi khác. Xem như ông Chính đi đường vòng, còn Tô Lâm tiếp tục con đường thẳng, tiếp tục con đường binh nghiệp của mình.
Tại Đại Hội Đảng lần thứ 12, cả ông Tô Lâm và ông Phạm Minh Chính đều vào Bộ Chính trị sau chỉ có một nhiệm kỳ là ủy viên Trung ương Đảng. Sau khi vào Bộ Chính trị, ông Phạm Minh Chính là Trưởng ban Tổ chức Trung ương, còn ông Tô Lâm làm Bộ trưởng Bộ Công an. Đến giai đoạn này, xem như ông Tô Tâm và ông Phạm Minh Chính ngang bằng nhau.
Tuy nhiên, sự khác biệt xuất hiện ở Đại hội 13 vào năm 2021, ông Phạm Minh Chính nhảy ngang từ Ban Bí thư sang Chính phủ và giữ chức Thủ tướng. Trong khi đó, ông Tô Lâm vẫn dậm chân tại chỗ ở chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an.
Bộ Công an tuy là Bộ lớn, nhưng nó cũng chỉ là một bộ trong Chính phủ, trên danh nghĩa, ông Phạm Minh Chính giờ đây là sếp của ông Tô Lâm.
Như vậy là từ năm 2011, ông Phạm Minh Chính đi đường vòng, nhưng giờ đây, ông Chính lại là sếp của ông Tô Lâm. Cũng cay đắng cho ông Tô Đại tướng, khi mà ông chọn đi đường thẳng mà lại bị người đi đường vòng qua mặt.
Cùng là dân công an, cùng trang lứa, cùng tiến thân cùng nhau khi còn là Công an, nhưng rõ ràng, ông Tô lâm không dám bước ra khỏi môi trường Công an, trong khi đó, Phạm Minh Chính dám rời Bộ Công an để tham gia vào đấu trường chính trị vốn khốc liệt.
So sánh quá trình tiến thân của ông Tô Lâm và ông Phạm Minh Chính, có 2 bước ngoặt cho thấy, ông Tô Lâm tỏ ra không tự tin khi bước ra ngoài môi trường Công an. Lần thứ nhất, đó là năm 2011, khi đấy, cả ông Tô Lâm và Phạm Minh Chính đều vào Trung ương Đảng. Với vai trò Ủy viên Trung ương Đảng, ông Tô Lâm hoàn toàn có thể xin Bộ Chính trị bố trí cho chức Bí thư Tỉnh ủy một tỉnh nào đó. Tuy nhiên, ông Tô Lâm đã không dám bước ra khỏi ngành để chơi trò chơi chính trị.
Giai đoạn làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, ông Phạm Minh Chính đã biết dùng Quảng Ninh để làm bàn đạp chính trị. Ông cho xúc tiến nhiều dự án lớn, trong đó có việc thúc đẩy Trung Quốc đầu tư vào Đặc khu kinh tế Vân Đồn. Nhờ đón nhận làn sóng đầu tư từ Trung Quốc, Quảng Ninh khởi sắc và ông Phạm Minh Chính được gọi về Trung ương để cơ cấu vào chức Trưởng Ban Tổ chức.
Giai đoạn Phạm Minh Chính làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh thì ông Tô Lâm làm Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an. Giai đoạn này, cả hai ông đều kiếm chác, tuy nhiên, ông Phạm Minh Chính kiếm chác kín đáo hơn. Những dự án lớn được ông Phạm Minh Chính cho trúng thầu, giờ đây là bộ mặt của tỉnh Quảng Ninh. Trong đó phải kể đến là Sân bay Quốc tế Vân Đồn – một sân bay tư nhân – do ông Phạm Minh Chính ưu tiên giao cho đại gia Lê Viết Lam xây dựng, nhưng chẳng để lại manh mối gì. Trong khi đó “cú ngoạm” của Tô Lâm vào thương vụ Mobifone mua AVG đã để lại vết đen. Hai ông đều ăn nhưng ông Tô Lâm đã vụng về để lại thức ăn trên răng.
Lần thứ nhì là vào trước và sau Tết Quý Mão, ông Tô Lâm sợ không dám rời khỏi Bộ Công an để ngồi vào ghế Chủ tịch nước. So với Phạm Minh Chính, Tô Lâm nhát gan hơn dù ông ta rất hung hăng.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)