Thế giới thời chiến tranh lạnh tồn tại 2 mô hình chính trị, khối Tư bản dẫn đầu là Mỹ, còn khối Xã hội Chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô. Tương ứng với 2 mô hình chính trị là 2 mô hình kinh tế khác nhau. Khối Tư bản theo mô hình kinh tế tự do, hay còn gọi là kinh tế thị trường. Khối Xã hội Chủ nghĩa theo đường lối kinh tế chỉ huy mà đặc trưng của nó là mô hình hợp tác xã và doanh nghiệp nhà nước.
Kết quả thì đã rõ, khối Xã hội Chủ nghĩa đã sụp đổ vì kinh tế tập trung với mô hình hợp tác xã đã kìm hãm đất nước phát triển. Chính nó đã dẫn đất nước đến với đói nghèo. Nó đã khiến Việt Nam, một đất nước có tiềm lực sản xuất lúa gạo nhất nhì thế giới lại phải thiếu gạo ăn. Đến nỗi người dân phải ăn sắn, khoai lang, bo bo (một thứ thực phẩm cho ngựa ăn) để ăn thay cơm. Sức tàn phá của loại mô hình kinh tế tập trung là vô cùng khủng khiếp. Nếu nói nền kinh tế tự do đưa xã hội đến với văn minh, thì kinh tế mệnh lệnh của chế độ Cộng sản đưa xã hội trở lại thời “ăn lông ở lỗ”.
Những người thuộc thế hệ 7X trở về trước, ắt còn nhớ thời kỳ trước 1986, người Việt sống chung với chấy rận. Nhà cửa, quần áo, mùng màn đều chứa đầy rận. Đầu tóc thì đầy chấy, bệnh ghẻ, bệnh dịch tràn lan.
Đấy là hình ảnh rất rõ ràng về một xã hội bị biến thành “ăn lông ở lỗ”, ngay thời đại mà các nước tiến bộ đã đặt chân lên mặt trăng thám hiểm. Tất cả những “thành quả đó” là nhờ có Đảng Cộng sản lãnh đạo đất nước.
Vào năm 1986, đứng trước hậu quả của mô hình kinh tế hà khắc, e sợ người dân sẽ làm loạn, Đảng Cộng sản đã xóa bỏ kinh tế tập trung, xóa bỏ mô hình hợp tác xã. Thực ra đây là hành động sửa sai, nhưng họ lại hô hào là “đổi mới”.
Nhờ áp dụng mô hình kinh tế tư bản mà người dân mới có cuộc sống khấm khá hơn. Tuy nhiên, thành phần bảo thủ trong Đảng Cộng sản vẫn luôn muốn Việt Nam quay trở về thời ăn lông ở lỗ, nên đã gắn cái đuôi “định hướng Xã hội Chủ nghĩa” vào sau chữ “kinh tế thị trường”.
Cái đuôi “định hướng Xã hội Chủ nghĩa” là muốn nhà nước ăn bạo trong miếng bánh kinh tế Việt Nam. Những Vinashin, Vinalines, Vinacomin, Vietnam Airlines, EVN vv… là những doanh nghiệp nhận được đủ thứ ưu ái, nhưng nó lại tàn phá nền kinh tế đất nước khủng khiếp. Khiến nền kinh tế Việt Nam cứ ù lì, không thể bứt phá lên nhóm quốc gia có thu nhập trung bình cao.
Nói về kinh tế, cần những người có hiểu biết về kinh tế, được đào tạo bài bản, thường là từ nước ngoài, để xây dựng chính sách. Còn những ông chuyên học Mác Lênin, cả đời cứ quanh quẩn với mớ lí luận đã lỗi thời, thì có thể nói, chất ăn lông ở lỗ vẫn còn nguyên. Họ không nhận thức được gì về sự vận hành của một xã hội hiện đại luôn biến động.
Có thể nói, tư tưởng chính trị Mác Lênin là loại định hướng chính trị xã hội trở về thời ăn lông ở lỗ, hãy nhìn Bắc Hàn thì biết. Kinh tế mệnh lệnh với loại mô hình hợp tác xã cũng là thứ định hướng xã hội trở về thời kỳ ăn lông ở lỗ. Những lãnh đạo nào trong đầu chứa những thứ đó cũng là con người ăn lông ở lỗ ngay giữa thời đại khoa học công nghệ.
Ngày 6/4, tại Hà Nội, Đài Tiếng nói Việt Nam VOV phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (VCA), thực hiện chương trình Tọa đàm với chủ đề “Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong giai đoạn mới”. Tọa đàm này có sự tham dự của ông Lê Minh Hoan, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; ông Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư; ông Nguyễn Ngọc Bảo, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.
Có lẽ, tại các nước văn minh, người ta không cần phải tổ chức những buổi tọa đàm vô bổ như thế này. Các đại doanh nghiệp thành công trên thế giới, không có mô hình hợp tác xã.
Mô hình hợp tác xã là một trong các loại hình doanh nghiệp, nó sẽ bị bóp nghẹt không lớn nổi, nếu nó không có tính ưu việt hơn loại mô hình khác. Và thực tế đã chứng minh điều đó.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo: