Báo Đảng dấu tin vụ cháy ngày 20/3 tại showroom của VinFast tại Đức là dấu hiệu cho thấy có sự can thiệp của Phạm Nhật Vượng vào truyền thông trong nước. Nhưng dù báo chí trong nước không loan tin, thì báo chí nước ngoài đã đưa tin rất cụ thể. Đây là tin rất xấu đối với thương hiệu VinFast của ông Phạm Nhật Vượng.
Ô tô châu Âu có tiêu chuẩn rất cao, đặc biệt là tiêu chuẩn về an toàn. Khi xuất khẩu xe VinFast, ông Phạm Nhật Vượng chọn Mỹ và châu Âu là cách chọn liều lĩnh. Bởi ngay cả các hãng ô tô Mỹ vẫn vất vả chen vào thị trường châu Âu chứ nói gì đến VinFast.
Có lẽ ông Vượng cho rằng, khi ông chinh phục ngọn núi hiểm trở nhất thành công, thì ông sẽ thành công ở các ngọn núi thấp hơn chăng? Ví dụ anh đã chinh phục đỉnh Everest thì các ngọn núi khác trên thế giới sẽ không còn là vấn đề với anh nữa.
Các hãng ô tô Hàn Nhật thường chọn cách chinh phục từ dễ đến khó. Hồi thập niên 90 của thế kỷ trước, xe Hàn chinh phục thị trường dễ tính tại các nước đang phát triển trước, sau khi họ đứng vững tại các thị trường dễ tính rồi mới tiến vào thị trường Mỹ, và họ đã thành công.
Tập thể thao cũng thế, người ta tập nhẹ trước rồi sau đó mới tăng dần cường độ. Còn khi mới tập mà đã tập nặng ngay thì rất khó thành công, nếu không muốn nói là không thể. Không biết ông Phạm Nhật Vượng có học thuộc bài học cơ bản này hay không mà ông lại làm ngược quy trình của các nhà sản xuất ô tô đi trước đã thành công.
Xe VinFast tất nhiên là đã tính đến bài toán chiếm lĩnh thị trường Việt Nam trước, vì đây là sân nhà. Tuy nhiên, khi xuất ngoại, ông Vượng bỏ thị trường 750 triệu dân tại Đông Nam Á để đi chinh phục thị trường Mỹ và thị trường châu Âu cực kỳ khó tính.
Mới tập tạ mà nâng tạ nặng nhất thì tất sẽ bị tạ đè cho gãy cột sống. Và VinFast của ông Phạm Nhật Vượng đang bị tình trạng như vậy. Vào thị trường Âu châu chào hàng, chứ chưa bán, mà xe đã tự bốc cháy thì xem như hỏng. Việc mở rộng thị trường tại nơi này xem như không còn khả năng nữa
Ông Phạm Nhật Vượng ắt cũng nhận ra điều đó. Chất lượng sản phẩm đã làm cho thương hiệu VinFast bại khi chưa bước lên võ đài. Không hiểu sao, VinFast tồn kho rất nhiều khiến ông Vượng phải lập công ty cho thuê xe taxi để giải quyết hàng tồn, vậy mà ông chỉ cho chở sang Mỹ có 999 chiếc xe, trong khi sức chở của con tàu gấp hơn 4 lần con số đó. Hay ông Phạm Nhật Vượng đánh hơi thấy không dễ bán xe trên đất Mỹ, nên chỉ cho chở một lượng rất ít.
Thị trường trong nước thì đang đào thải xe VinFast, thị trường thế giới thì không dung nạp VinFast, vậy thì làm sao VinFast có thể sản xuất thêm, sản xuất để bán cho ai? Ngay cả thị trường Việt Nam là thị trường dễ tính, khách hàng dễ bị dụ, mà ông Vượng còn không mở rộng thêm được, thì làm sao ông có thể làm điều tương tự với những thị trường khó tính?
Với núi nợ gần 9 tỷ đô la, VinFast thì lại cứ càng ngày càng tăng thêm nợ, vậy thì không biết ông Phạm Nhật Vượng sẽ xử lý cục nợ VinFast như thế nào. Bỏ thì thương, vương thì tội. Ông Phạm Nhật Vượng lúc này không thể bỏ VinFast mà cũng không cách nào giải được bài toán làm sao để VinFast làm ra lợi nhuận đây?
Thực ra, các hãng ô tô lâu đời vào thị trường Việt Nam cũng đã không thể tăng tỷ lệ nội địa hóa, điều đó cho thấy, nguồn tài nguyên chất xám của Việt Nam không đạt, ngành công nghiệp phụ trợ yếu. Trong tình thế như vậy, ông Phạm Nhật Vượng lại đâm đầu vào làm ô tô thì đủ thấy ông sẽ vướng phải vấn đề lớn rồi.
Có lẽ VinFast là chiếc thòng lọng, nó cứ ung dung đốt tiền của VinGroup, nó đốt cho đến khi nào Vin cạn tiền và cả VinFast lẫn VinGroup cùng nhau sụp chung một lượt. Bí vốn, kỹ thuật có hạn, thị trường không dung nạp xe VinFast, vậy thì ông Vượng giải quyết thế nào? Rất khó.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo:
Cháy showroom đầu tiên của Vinfast tại Đức, bắt lửa từ khoang động cơ