Link Video: https://youtu.be/6Oz_lX6Zw5g
Phạm Minh Chính thành công khi loại Vương Đình Huệ ra khỏi cuộc đua vào ghế Thủ tướng ở Đại hội 13. Thế rồi sự kỳ vọng một Phạm Minh Chính đã từng làm khởi sắc kinh tế Quảng Ninh đã tan thành mây khói. Qua 2 năm điều hành nền kinh tế, Phạm Minh Chính cho thấy ông yếu kém trong điều hành và yếu kém trong cả việc chọn người. Mà vị trí tệ hại nhất trong Chính phủ hiện nay, có thể kể ra là Nguyễn Hồng Diên. Nắm Bộ lớn trong Chính phủ, nhưng Nguyễn Hồng Diên gần như không điều hành được gì. Tình trạng mất an ninh năng lượng cứ tái đi tái lại, mà không làm gì để chấn chỉnh.
Bộ máy Chính phủ của Đảng Cộng sản có thể nói là sự tổng hợp một mớ hổ lốn không đâu vào đâu. Đường lối lãnh đạo thì hão huyền, nhân lực thì hạn chế, ý thức thì rất thấp. Một bộ máy nát từ cơ cấu tổ chức đến nhân sự vận hành. Rồi vị trí Thủ tướng, vị trí được xem là điều hành cả nền kinh tế mà chỉ giới hạn cho cá nhân trong Bộ Chính trị.
Lục tìm trong Bộ Chính trị, người ta không thấy gương mặt nào sáng sủa. Ngồi ghế Thủ tướng, ông Phạm Minh Chính dồn hết tâm sức cho những trận chiến ngôi báu, thì còn tâm trí đâu mà thực hiện những chính sách kinh tế. Mà cho dù chính sách có đề ra đúng đắn đi nữa, khi thực hiện cũng bị méo mó vì tình trạng “trên bảo dưới không nghe”.
Có thể nói, Thủ tướng Việt Nam quyền lực đối với nền kinh tế đất nước còn lớn hơn cả Tổng thống Mỹ. Tổng thống Mỹ chỉ thực hiện chính sách tài khóa, nghĩa là điều hành nguồn tiền đầu tư công cho đất nước. Trong khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED là đơn vị độc lập, không chịu sự điều hành của Tổng thống. FED thực hiện chính sách tiền tệ không theo lệnh của Tổng thống.
Ngược lại, Thủ tướng Việt Nam nắm luôn cả Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước là một cơ quan ngang bộ, đứng đầu là Thống đốc, có cấp hàm ngang với Bộ trưởng. Cho nên, Thủ tướng Việt Nam như “hai tay hai súng”, tay này điều hành Chính sách tài khóa, tay kia điều hành Chính sách tiền tệ, thông qua Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Vai trò của Chính phủ là đẩy mạnh những dự án đầu tư công để thúc đẩy nền kinh tế. Truy nhiên, không hiểu sao, từ 2 năm qua, ông Thủ tướng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện rất yếu. Nguồn vốn đầu tư công bị nghẽn khắp nơi, từ Trung ương đến địa phương.
Ngày 20/3, trả lời trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông Tô lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, có phát biểu rằng: “Qua một số vụ án trong lĩnh vực y tế, giáo dục vừa qua, cơ quan điều tra có nhiều kiến nghị khắc phục sơ hở trong đầu tư công, đấu thầu, mua sắm thiết bị, góp phần minh bạch với mục tiêu làm một vụ việc cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực, để đối tượng tham nhũng phải bị xử lý, người đang có kiểu cách làm việc hay công ty có phương thức làm việc như thế phải chấm dứt ngay, khắc phục hiệu quả, nếu không sẽ bị xử lý”.
Yếu huyệt lớn nhất của ông Phạm Minh Chính hiện nay là làm sao khai thông được nguồn đầu tư công. Đứng trên cao, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ quan sát nhất cử nhất động của ông Phạm Minh Chính trong vấn đề điều hành nền kinh tế. Làm tốt thì không sao, còn làm tệ thì phe ông Nguyễn Phú Trọng có cớ đem vấn đề ra mổ xẻ trong các kỳ Hội nghị Trung ương. Giúp ông Nguyễn Phú Trọng trong vấn đề này có ông Vương Đình Huệ. Tấn công vào yếu kém của Phạm Minh Chính cũng sẽ giúp Vương Đình Huệ chiếm lợi thế trước đối thủ.
Ngay cả ông Tô Lâm, một tướng võ biền chỉ cần làm tốt nhiệm vụ bắt bớ là được, nay lại trổ tài thọc vào vấn đề nổi cộm của Chính phủ. Điều đó cho thấy, việc soi Phạm Minh Chính không chỉ là nhiệm vụ của Vương Đình Huệ mà còn là công việc của ông Bộ trưởng Bộ Công an – Tô Lâm.
Đại Hiếu – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Nguyễn Đức Chung bị cây xanh “đè”, Nguyễn Thế Thảo đang run?
>>> Cạnh tranh tại Trung ương Đoàn, Nguyễn Minh Triết, con trai út Ba Dũng bị chèn ép?
>>> Thả 4 tiếp viên vận chuyển hàng đá, bên Tô Lâm “vả mặt” bên Hồ Đức Phớc
>>> Không thể tin nổi! “Quảng Nổ” có thể nhét cả tấn TNT vào Bphone
Viện trưởng Lê Minh Trí muốn hợp thức hóa tham nhũng vặt. Đã đến lúc nói lời trắng trợn?