Chuyên gia: Cần thay đổi thể chế để thoát bẫy thu nhập trung bình

Link Video: https://youtu.be/PW_b3LNgshg

Một bài báo trên VOA Tiếng Việt ngày 8/3 bình luận về những bất cập vô lý trong nền kinh tế Việt Nam. Theo đó, bài báo dẫn lời một chuyên gia trong nước cho rằng, sau hơn 20 năm, quy mô nền kinh tế Việt Nam đã gấp tăng 13 lần nhưng mức sống của người dân vẫn sẽ ở mức nghèo so với thế giới, nếu không có những cải cách quyết liệt về thể chế, cải thiện trình độ lao động và nâng cao khả năng tiếp thu công nghệ.

Tuy nhiên, trải qua 20 năm phát triển, có thể thấy, những vấn đề trọng yếu mà vị chuyên gia nói trên đề cập, e là khó thực hiện, một khi Việt Nam vẫn còn chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Bài báo dẫn số liệu thống kê cho thấy, GDP của Việt Nam năm 2000 là 31 tỷ USD, năm 2022 là 414 tỷ USD, nghĩa là tăng gấp 13 lần. Hiện tại Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước nghèo và được xếp vào nhóm nước có mức thu nhập trung bình thấp.

VOA dẫn lời chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, người từng là thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, đã chỉ ra các nguyên nhân chủ yếu khiến Việt Nam có bước phát triển vượt bậc như vậy sau hơn hai thập niên. Đó là: cải cách thể chế, đầu tư nước ngoài và tham gia vào các hiệp định thương mại tự do.
Cải cách thay đổi hệ thống kinh tế để phát triển theo cơ chế thị trường tạo ra cạnh tranh, mở ra cho doanh nghiệp tư nhân, cho quyền kinh tế tất cả người dân có thể kinh doanh. Mặt khác là mở cửa cho đầu tư nước ngoài để phát triển quan hệ thương mại với các nước khác nhau trên thế giới,” bà Lan nói
Một nguyên nhân quan trọng khác khiến kinh tế Việt Nam cất cánh, đó là nhờ Việt Nam đã gia nhập nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các khối thương mại tự do quan trọng như CPTPP với Nhật và các nước ven Thái Bình Dương, EVFTA với các nước châu Âu; RCEP với Trung Quốc và các nền kinh tế xung quanh… cũng như gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) giúp mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu.
Ngoài ra, theo bà Lan, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tức FDI, và viện trợ phát triển, tức ODA, mà nhiều nhất đến từ Nhật, Pháp và Hàn Quốc và các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã là “nguồn lực vô cùng quan trọng về vốn liếng để giúp Việt Nam phát triển”.
Tuy nhiên, VOA cho biết, kinh tế gia kỳ cựu này cũng cảnh báo về những bất cập của nền kinh tế Việt Nam, nếu Chính phủ không khắc phục thì Việt Nam sẽ khó vượt qua bẫy thu nhập trung bình mà tiến lên thành nước có thu nhập cao.
Bà Phạm Chi Lan dẫn chứng trường hợp của các “con rồng châu Á” như Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore, đã đi từ mức thu nhập thấp lên thẳng mức thu nhập bình quân cao là nhờ “tăng trưởng cao liên tục trong thời gian dài”. Trong khi Việt Nam thời gian sau này tốc độ tăng trưởng đã chậm lại so với những năm 1990 và 2000.

Hình: Bài trên VOA

Nói với VOA, bà Lan nhấn mạnh, bên cạnh nguồn lực về vốn và nguồn nhân lực, Việt Nam cần phải chú trọng hiệu quả tăng trưởng thì mới đảm bảo tăng trưởng bền vững về lâu dài. Việc tăng trưởng dựa quá nhiều vào đầu tư nước ngoài cũng không phải là điều tốt, vì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ là bên thu lợi nhiều nhất từ tăng trưởng của Việt Nam còn người dân trong nước sẽ không hưởng được bao nhiêu. Bà chỉ ra một thực tế là, đầu tư nước ngoài chiếm đến 72% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, trong khi đóng góp của các doanh nghiệp trong nước vào xuất khẩu “còn quá khiêm tốn”.

Để tăng thu nhập cho người Việt thì phải tăng cường năng lực cho các doanh nhân Việt Nam để nền kinh tế có nội lực mạnh mẽ hơn.”
Để phát triển, giai đoạn tới đòi hỏi vừa phải có công nghệ cao hơn, vừa có trình độ cao hơn của người lao động. Nếu Việt Nam không theo kịp hai yêu cầu này thì sẽ không thể phát triển nhanh như trước nữa, và bị kẹt trong cái bẫy thu nhập trung bình.
Bà Lan than phiền với VOA rằng, lĩnh vực giáo dục – đào tạo “chuyển biến khá chậm chạp nên không đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới”.
Phải nâng cao kỹ năng, trình độ của lao động Việt Nam và cả tập quán làm việc công nghiệp,” bà nhấn mạnh. “Như vậy Việt Nam mới có khả năng tiếp nhận được công nghệ mới mà các nhà đầu tư đưa vào.”
Bà cũng đề nghị Việt Nam đổi mới thể chế, chính sách phát huy công nghệ để giúp giới trẻ Việt Nam phát huy hết khả năng của họ.

Nhiều người trẻ Việt Nam kết cục là lại đi ra nước ngoài để kinh doanh hay phát triển các công nghệ mà họ có ý tưởng, vì ở bên ngoài họ mới có điều kiện thực hiện được,” bà cho biết.
Bà cũng cho rằng, tăng trưởng theo hướng xanh và bền vững với nền kinh tế tuần hoàn “rất cần thiết để Việt Nam duy trì tăng trưởng cao và tự lực tự cường tốt hơn”.
Tăng trưởng xanh là yêu cầu khách quan của nền kinh tế Việt Nam vì các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản đều có yêu cầu về những tiêu chuẩn xanh cho sản phẩm,” bà Lan cho biết.
Bà Lan đề nghị Việt Nam phải thực hiện cuộc cải cách lần thứ hai về thể chế, để tháo gỡ những điểm nghẽn vốn kéo lùi nền kinh tế.
Tư duy cũ theo kiểu Nhà nước vẫn là người nắm tất cả nhiều lĩnh vực và can thiệp khá nhiều vào hoạt động của thị trường không còn phù hợp nữa.”

Thu Phương – thoibao.de

>>> Vì sao “Trùm làm án oan” Nguyễn Hòa Bình bị ông Tổng “hắt hủi”

>>> Được “bác Trọng” sủng ái, “nữ tướng” Trương Thị Mai cũng theo mẫu “1 mông 2 ghế”

>>> Cựu Tổng Mạnh “răng chắc sức bền” nhưng yếu, Tổng Trọng “y cà lếch” lại như voi

Vai trò của tân Chủ tịch nước và xu hướng nhân sự cấp cao