Có thể nói, chiêu bài yêu nước đã thất bại, bởi những người trót “yêu nước” nên đã ôm cục nợ VinFast, giờ lắm người phải “ôm hận”. Phải nói rằng, ngay từ đầu, VinFast dùng chiêu bài yêu nước khá thành công, tuy nhiên, hãng lại bán cho khách hàng sản phẩm nhiều lỗi, và đặc biệt là thái độ của nhà sản xuất với khách hàng tiên phong đã làm hãng mất điểm trong mắt các “nhà yêu nước”.
VinGroup là thương hiệu tư nhân lớn nhất Việt Nam hiện nay, tuy nhiên, đấy là thương hiệu lớn trong một nền kinh tế méo mó có tên là “kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa”. Mô hình doanh nghiệp độc tài, thái độ trịnh thượng đối với khách hàng, hà khắc với nhân viên, nhưng vẫn phát triển tốt. Nó phát triển tốt không phải bằng cách xây dựng thương hiệu một cách bài bản như những doanh nghiệp lớn ở nước ngoài, mà nó lớn lên nhờ quan hệ với các thế lực chính trị. Vậy nên, VinFast dù là doanh nghiệp nổi tiếng của Việt Nam, thì khi ra nước ngoài, nó vẫn như “gà mắc tóc”, vì không biết xây dựng thương hiệu như thế nào cho phù hợp với cuộc chơi toàn cầu.
Cho tới nay, VinFast đã đốt hàng tỷ đô la mà vẫn chưa tự sinh lời, điều này cho thấy, cơ hội tự đứng vững và sống bằng lợi nhuận của VinFast đã cạn. Mặc dù nhiều chuyên gia kinh tế nô bộc ca tụng Phạm Nhật Vượng hơn người, “mua mô hình thành công” của nước ngoài như là cách đi tắt đón đầu, chứ không đi từ từ từng bước. Và thực tế cho thấy, việc xây dựng thương hiệu là một việc làm căn bản cho một doanh nghiệp muốn bơi ra thị trường thế giới, thì VinFast vẫn chưa làm được. Đến nay đã 5 năm bán ô tô mà hãng vẫn còn đốt tiền như đốt rơm rạ, thì có thể nói, tham vọng của Phạm Nhật Vượng trong thị trường xe công nghệ đã bị dội một gáo nước lạnh.
Ngày 3/3, ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch VinGroup đã viết tâm thư gửi đến nhân viên của VinGroup. Ông nói rằng, “VinFast là dự án kinh doanh, nhưng được lập ra với một sứ mệnh cao cả. Thực sự rất cao cả: Đó là xây dựng bằng được một thương hiệu Việt Nam cao cấp và có đẳng cấp trên thị trường quốc tế”.
Ở bản tin trước, Thoibao.de đã có bài viết về hành động của ông Phạm Nhật Vượng, cho đội ngũ 400 cameramen đặt camera khắp nơi trong Vinhomes City Times ở Hà Nội, lùng bắt lỗi nhân viên tại đây để trừ lương. Chỉ tiêu là mỗi nhân viên phải bị moi ra 600 lỗi/tháng, nếu không, đội ngũ cameramen bị trừ lương. Cách làm này của ông Phạm Nhật Vượng nhằm thay thế cho cách giảm lương. Nếu giảm lương thì nhân viên sẽ nghỉ việc, làm cách này vừa được tiếng là có kỷ luật, đồng thời công ty cũng tiết kiệm được lượng lớn tiền lương, nhờ tiền phạt mang về.
Lần này, ông Phạm Nhật Vượng lại viết tâm thư kể lể về sứ mệnh cao cả, nhằm đánh động vào lòng tự hào ảo, về một sứ mệnh cao cả của công ty. Cách làm này, mục đích là ngăn chặn làn sóng bỏ việc, khi mà ông Vượng ngày một áp đặt biện pháp hà khắc với nhân viên của mình.
Tình hình sức khỏe tài chính của VinGroup hiện nay đang rất ảm đạm. Ông Phạm Nhật Vượng đang hết tiền mua thực phẩm, nên đã “lùa gà nhà” vào lò mổ để thịt, giải quyết cơn đói. VinGroup là doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thì hoàn toàn đúng, nhưng nói tới một thương hiệu đẳng cấp thế giới, thì VinGroup còn rất xa, chứ không như những gì ông Phạm Nhật Vượng cấy vào đầu nhân viên của mình.
Nền kinh tế Việt Nam thì ê chề, những doanh nghiệp phất lên nhanh chóng với môi trường kinh doanh méo mó đã tự ảo tưởng. Sự ảo tưởng ấy đã bị dội một gáo nước lạnh khi xuất khẩu xe sang thị trường Mỹ, VinFast cũng mang theo tai tiếng với văn hóa hối lộ, với cách quảng cáo thiếu trung thực và không chịu đầu tư nghiêm túc vào chất lượng sản phẩm. Để thành thương hiệu toàn cầu, VinGroup nói chung và VinFast nói riêng, cần phải gột bỏ chất phèn từ ao làng Việt Nam, thì may ra có thể trụ được với cuộc chơi lớn. Còn vẫn giữ văn hóa rặt chất Cộng sản, thì giấc mơ còn xa vời lắm.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo: