Sấp mặt ở Việt Nam, Vượng Vin thách đấu voi trên đất Mỹ

Tại Việt Nam, VinGroup đang đói vốn. Việc VinGroup tham gia vào nhóm các đại gia bất động sản đề nghị Ngân hàng Nhà nước giãn nợ và hạ lãi suất cứu họ, cho thấy, những doanh nghiệp này kẻ thì bệnh nặng, kẻ thì hấp hối. VinGroup đã qua rồi thời kỳ hốt tiền, giờ đây thị trường bất động sản đóng băng không biết bao giờ tan. Trong khi đó VinGroup thì nợ như Chúa Chổm, tổng số nợ gấp 285% vốn chủ sở hữu.

Tỷ lệ đòn bẩy tài chính của VinGroup gần bằng 3, con số rất cao. Trong hoàn cảnh thị trường bất động sản ảm đạm như hiện nay thì khoản nợ khổng lồ là một áp lực khủng khiếp. “Cùng hội cùng thuyền” với VinGroup có Novaland của ông Bùi Thành Nhơn. Hiện nay, Novaland đang rơi vào tình thế rất đáng báo động. Ông Bùi Thành Nhơn bị văng ra khỏi danh sách tỷ phú đô la của Forbes năm ngoái và ông chỉ mới trở lại danh sách chưa lâu thì Novaland lại gặp khủng hoảng.

VinFast đang thách đấu với “voi” trên đất Mỹ?

Mới đây ông Phạm Nhật Vượng cho biết, ông không dùng tiền túi đổ vào VinFast nữa, mà chỉ dùng tiền của VinGroup. Hay nói toạc ra là ông Phạm Nhật Vượng muốn dùng tiền của nhà đầu tư để đốt, chứ tiền của ông, ông phải bảo vệ. Không biết, cơn bão khủng hoảng như thế liệu VinGroup có trụ được lâu dài hay không?

Tại Việt Nam là thế, tuy nhiên mới đây báo CafeF có bài viết với nội dung: “Điểm danh những thương hiệu xe điện bán chạy nhất tại Mỹ năm 2022 – VinFast phải đối đầu những ‘ông lớn’ nào?” Nghe hoành tráng thế thôi chứ xe VinFast không hề xuất hiện trên bản đồ xe điện nước Mỹ. Chỉ có 999 chiếc mà giờ chưa giao đến tay khách hàng, thì làm gì có tên có tuổi so với các ông lớn?

Theo bài báo, thị trường ô tô điện nước Mỹ hiện nay, Tesla chiếm đến 65%, hãng Ford chiếm 7,6% và Hyundai cùng với Kia chia nhau 7,1%, còn lại là các hãng khác là 20,3%. Có lẽ người ta đưa VinFast vào “các hãng khác”. Được biết, trong 20,3% của các hãng khác có ông lớn Nissan, hiện nay đang bán một lượng xe không hề nhỏ, và hãng Porsche cũng đã bán được lượng lớn và được thị trường chấp nhận.

Ông Phạm Nhật Vượng không dùng tiền cá nhân đầu tư cho VinFast, ông dùng VinGroup, mà VinGroup thì đang khó khăn vốn tại Việt Nam, thì e, VinFast chưa sống được nhờ chất lượng sản phẩm, thì đã bị chết vì vấn đề tài chính.

Báo chí Việt Nam vẫn đều đều lên bài ca tụng VinFast, đây là chiến dịch của ông Phạm Nhật Vượng. Ông dùng truyền thông để nói đi nói lại sự vĩ đại của VinGroup, sự thành công của VinGroup và ca tụng lên mây những sản phẩm của VinFast ,mặc dù sản phẩm đầy lỗi, như khách hàng phàn nàn tràn lan trên mạng xã hội.

Thoibao.de đã có nhiều bài phân tích và cả ví von, VinFast chỉ là con gà con so với những con voi trong ngành công nghiệp ô tô thế giới. Thậm chí, báo chí nước ngoài còn ví VinFast của ông phạm Nhật Vượng là công ty “khởi nghiệp”, tức là họ dùng từ startup để chỉ VinFast.

Báo chí nước ngoài họ rất tinh tế, họ dùng từ “startup” là ý muốn nói, khả năng thành công của công ty này là rất thấp. Như tại Israel, nơi được cho là có nhiều Startup thành công nhất thế giới, thì tỷ lệ thành công cũng chỉ là 5%, còn lại 95% là thất bại.

Để startup thành công thì họ phải có nét riêng, phải có những gì mà thị trường chưa có và những thứ họ đang sở hữu đấy phải là hữu ích vượt trội. Trong khi đó, VinFast so với Tesla thế nào? Thương hiệu yếu hơn, chất lượng kém hơn vv… vậy thì một startup vượt qua các ông lớn thế nào? Tính bài toán tồn tại trên đất Mỹ đã khó nói gì bắt kịp được?

VinFast “thách đấu voi” chỉ là vấn đề trên giấy, những gì trên thực tế rất phức tạp. Theo dự kiến, đến năm 2024, VinFast sẽ xây nhà máy tại Mỹ, vậy từ nay đến đấy, VinFast sẽ tồn tại thế nào? Chỉ có thời gian mới trả lời được.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://cafef.vn/diem-danh-nhung-thuong-hieu-xe-dien-ban-chay-nhat-tai-my-nam-2022-vinfast-phai-doi-dau-nhung-ong-lon-nao-20230211104036314.chn