Link Video: https://youtu.be/SDFU5_woBPE
Trò chơi chính trị luôn là thực thực ảo ảo. Câu chuyện ông Nguyễn Xuân Phúc bị loại khỏi ghế Chủ tịch nước sẽ còn là đề tài bàn luận của mạng xã hội thêm nhiều ngày nữa. Đây là lần truất phế gây chấn động, bởi từ xưa đến nay chưa có tiền lệ. Ngồi vào một ghế trong Tứ Trụ tưởng rằng đã an toàn, nhưng thực ra vẫn không an toàn.
Theo thông tin từ bên trong tuồn ra, thì trùm cuối trong vụ án Việt Á là bà Trần Thị Nguyệt Thu – vợ ông Nguyễn Xuân Phúc. Với vai trò lớn như thế, giới phân tích đã đánh giá ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ bị thay thế từ Hội nghị Trung ương 5 hồi giữa năm 2022, rồi đến Hội trị Trung ương 6 hồi tháng 10/2022 người ta cũng dự đoán ông Nguyễn Xuân Phúc mất chức vì vợ. Tuy nhiên, Hội nghị Trung ương 6 qua đi mà không có động tĩnh gì với chiếc ghế Chủ tịch nước của ông Nguyễn Xuân Phúc.
Mãi cho đến ngày 13/1/2023 thì mới là thời điểm chín muồi để phe ông Tổng Bí thư quật ngã ông Nguyễn Xuân Phúc. Ở bài bình luận trước, Thoibao.de đã phân tích, có khả năng có thỏa thuận ngầm giữa ông Nguyễn Xuân Phúc với ông Nguyễn Phú Trọng, rằng, ông rút lui để đổi lại sự an toàn cho vợ con ông. Hiện nay, con trai ông Nguyễn Xuân Phúc là Nguyễn Xuân Hiếu chỉ là Phó Bí thư Tỉnh Đoàn không có tì vết gì về tham ô. Cùng lắm, người ta cản đường tiến thân của Hiếu thôi. Những người thực sự gặp nguy hiểm khi ông Nguyễn Xuân Phúc mất quyền lực, đó là con gái Nguyễn Thị Xuân Trang và vợ Trần Thị Nguyệt Thu của ông. Cả hai đều nhờ danh tiếng của ông để làm ăn kinh tế.
Được biết, tại kỳ họp bất thường của Trung ương Đảng vào ngày 17/1 vừa qua, ông Nguyễn Xuân Phúc đã nhận “trách nhiệm chính trị” với tư cách là người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có 2 Phó Thủ tướng, 3 Bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng”. Thực ra ông Nguyễn Xuân Phúc bị áp lực từ chức chứ không phải là tự nguyện từ chức. Nội dung lá đơn từ chức là kết quả thỏa thuận giữa hai bên, chứ không phải mong muốn thật tâm ông Nguyễn Xuân Phúc. Nguồn tin mật từ bên trong cho Thoibao.de biết.
Nhận xét trên là có lý, tại sao? Bởi nếu như chịu trách nhiệm về cấp dưới làm bậy thì ông Trương Hòa Bình – Phó Thủ tướng Thường trực dưới thời ông Nguyễn Xuân Phúc cũng phải chịu trách nhiệm. Bởi ông Trương Hòa Bình, ngoài chức Phó Thủ tướng Thường trực, ông này còn giữ chức Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tức là làm phó cho ông Nguyễn Phú Trọng trong Ban này. Chức này của ông Trương Hòa Bình được ông Nguyễn Phú Trọng trao vào ngày 27/4/2016. Nhiệm vụ của ông Trương Hòa Bình là phát hiện tham nhũng trong Chính phủ.
Như vậy, để cho Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long, Vũ Đức Đam, Phạm Bình Minh dính chàm, thì ông Trương Hòa Bình phải bị xử lý về mặt Đảng. Nhưng tại sao ông Nguyễn Phú Trọng không xử lý Trương Hòa Bình? Hay là Trương Hòa Bình là đàn em của Trương Tấn Sang, là đồng minh tốt của ông Nguyễn Phú Trọng nên không quy trách nhiệm?
Phân tích như thế để thấy rằng, ông Nguyễn Phú Trọng gán cho ông Nguyễn Xuân Phúc cái lỗi là để cấp dưới dính chàm là khiên cưỡng. Đấy chỉ là lý do để ông Nguyễn Xuân Phúc từ chức, nhằm tránh né lý do chính mà hai bên muốn giấu, đó là bà Trần Thị Nguyệt Thu vợ ông Nguyễn Xuân Phúc là “trùm cuối” của vụ án Việt Á.
Theo đánh giá chủ quan của Thoibao.de, thì, trò chơi chính trị là “vừa đánh vừa đàm”. Phía ông Trọng muốn tấn công ông Phúc. Phe Trọng mạnh hơn, nhưng không dễ quật được ông Phúc. Vì vậy mà phải hơn một năm sau mới ra tay được. Từ Hội nghị Trung ương 5 đến Hội nghị Trung ương 6 vẫn không quật ngã được ông Phúc. Phải đến những ngày cuối năm con cọp, khi hai bên đã đạt được thỏa thuận, và Nguyễn Xuân Phúc rút lui. Đổi lại, báo chí nhà nước không nhắc gì đến bà Trần Thị Nguyệt Thu và cả con gái ông Nguyễn Xuân Phúc – Nguyễn Thị Xuân Trang. Ngã giá trước ván cờ chính trị là chuyện bình thường của chính trường Việt Nam, chỉ có dân không biết chứ giới thạo tin biết hết.
Lê Hoàng – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Bố Nguyễn Xuân Phúc bị “trúng đạn”, con Nguyễn Xuân Hiếu cũng “gãy cánh”?
>>> Già yếu ra ngoài vịn tay Tập, về nước ông mạnh nhất Trung ương
>>> “Công lao” 10 năm quật và đì, ông Trọng làm Sài Gòn tan hoang, sa sút nội lực
Ngày mất đảo Hoàng Sa, Phạm Minh Chính tôn vinh người bán đảo