Link Video: https://youtu.be/tIETNzwSgwk
Đầu năm 2015, ông Nguyễn Bá Thanh chết để lại đứa con trai đang làm Bí thư Thành đoàn Đà Nẵng. Ông Thanh cũng xây dựng sự nghiệp chính trị cho con trai bằng con đường Đoàn Đội tương tự như ông Nguyễn Tấn Dũng xây dựng cho ông Nguyễn Minh Triết. Đến năm 2017, Nguyễn Bá Cảnh bị cho thôi chức Bí thư Thành đoàn đầy triển vọng, chuyển công tác sang làm Phó trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy. Đếm năm 2019 thì Nguyễn Bá Cảnh bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật, cách chức Thành ủy viên và Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng.
Thời ông Nguyễn Bá Thanh còn sống, ông Thanh coi Nguyễn Xuân Phúc chẳng ra gì, bởi ông Thanh cũng rất kiêu ngạo. Ông được không ít dân Đà Nẵng tôn là “minh quân” và ông tự hào về điều đó. Nguyễn Phú Trọng xem Nguyễn Bá Thanh là dũng tướng và đưa ra Hà Nội làm “lính tiên phong” cho ông Tổng. Khi được ông Tổng Bí thư trọng vọng, Nguyễn Bá Thanh lại càng coi thường Nguyễn Xuân Phúc. Tuy nhiên, bụng dạ ông Nguyễn Xuân Phúc rất thâm, ông Nguyễn Bá Thanh không lường hết được.
Cú ra đòn đối với con trai ông Nguyễn Bá Thanh được giới thạo tin cho là có bàn tay ông Nguyễn Xuân Phúc. Bởi câu chuyện Nguyễn Bá Cảnh là công việc của Thành ủy Đà Nẵng, không cần đến bàn tay của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Cách đánh này của ông Nguyễn Xuân Phúc được cho là không tương xứng với tầm của một ông Thủ tướng. “Chấp chi chuyện vặt vãnh của tụi nhỏ”, có người nhận xét như thế.
Thực ra, Nguyễn Bá Cảnh bị thế lực thù địch của cha tấn công là do Cảnh không còn lá chắn nữa. Sau khi ông Nguyễn Bá Thanh chết, thì người mà ông nâng đỡ lên là Nguyễn Xuân Anh cũng bị đánh. Nguyễn Xuân Anh là Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, và có người cha là cựu Ủy viên Bộ Chính Trị – Nguyễn Văn Chi còn sống, mà còn bị đánh thì nói gì đến Nguyễn Bá Cảnh?
Nguyễn Bá Cảnh bị tấn công sau khi cha mất là trường hợp cha trúng đạn con gãy cánh. Liệu với trường hợp ông Nguyễn Xuân Phúc bị “trúng đạn” thì Nguyễn Xuân Hiếu có “gãy cánh” hay không? Ông Nguyễn Xuân Phúc có không ít kẻ thù và ông đã ngã ngựa, nên khó mà bảo vệ được con trai đang là hạt giống đỏ.
Ngày 29/10/2021, ông Nguyễn Xuân Phúc đã đưa con trai sau nhiều năm du học Mỹ về làm Phó Bí thư Tỉnh đoàn Bắc Giang. Bắt đầu cho sự nghiệp chính trị nối nghiệp cha. Tuy nhiên, khi Nguyễn Xuân Hiếu về nước làm chính trị, cũng là lúc ông Nguyễn Xuân Phúc đã bên kia sườn dốc của sự nghiệp chính trị. Đầu năm 2021, ông Nguyễn Xuân Phúc đã để vuột chức Thủ tướng vào tay ông Phạm Minh Chính. Chức Chủ tịch nước chỉ là hữu danh vô thực.
Hồi giữa tháng 12/2022, Đại hội Đoàn toàn quốc diễn ra. Nhiều hạt giống đỏ từ các tỉnh đoàn tham gia Ban chấp hành Trung ương Đoàn thì Nguyễn Xuân Hiếu – con trai ông Nguyễn Xuân Phúc không được Tỉnh đoàn Bắc Giang cử tham dự đại hội. Sự thất thế của Nguyễn Xuân Hiếu tại Tỉnh đoàn Bắc Giang trùng lúc ông Nguyễn Xuân Phúc bị ông Nguyễn Phú Trọng cho Phan Đình Trạc kè kè sát bên, như là muốn “quản thúc” ông Chủ tịch nước. Cũng trong thời gian đó, ông Nguyễn Xuân Phúc đi Nhật dự đám tang cố Thủ tướng Nhật Shinzo Abe không được đi máy bay công vụ mà phải đi máy bay thương mại.
Như vậy là sự nghiệp chính trị của Nguyễn Xuân Hiếu sẽ phụ thuộc vào sức khỏe chính trị của ông Nguyễn Xuân Phúc. Đến nay, sự nghiệp chính trị của ông Phúc đã sụp đổ, thì xem như sự nghiệp chính trị của Nguyễn Xuân Hiếu rất gian nan, bởi thành trì bảo vệ đã đổ.
Năm 2016, khi ông Nguyễn Tấn Dũng về vườn, ông đã kịp đưa Nguyễn Minh Triết từ Tỉnh đoàn Bình Định ra Trung ương Đoàn. Vì khi Nguyễn Tấn Dũng không còn quyền lực ở Trung ương, rất có thể Bình Định sẽ thổi bay ghế con trai ông Dũng. Vì các quan tỉnh o bế Nguyễn Minh Triết là muốn Nguyễn Tấn Dũng “góp một tiếng với Trung ương”, khi ông Dũng hết “góp lời” được, thì sự nghiệp chính trị của Nguyễn Minh Triết ở tỉnh xa lạ sẽ rất bấp bênh.
Với Nguyễn Xuân Hiếu cũng thế, hồi tháng 12 vừa qua, quan chức tỉnh Bắc Giang đã “ngửi mùi” nên đã “dìm” Nguyễn Xuân Hiếu chăng? Rất có thể, thời gian tới, Nguyễn Xuân Hiếu lại “gãy cánh” như Nguyễn Bá Cảnh. Chờ xem.
Quốc Nam – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> “Công lao” 10 năm quật và đì, ông Trọng làm Sài Gòn tan hoang, sa sút nội lực
>>> Hậu ngã ngựa là chấn thương, liệu bà Trần Thị Nguyệt Thu có xộ khám không?
>>> Báo chí thế giới vẫn tiếp tục quan tâm vụ hai Phó Thủ tướng Việt Nam bị bãi nhiệm
Già yếu ra ngoài vịn tay Tập, về nước ông mạnh nhất Trung ương