Trên không muốn, dưới vẫn “cương”. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc thẳng tay “quật”, dưới “xìu”!

Link Video: https://youtu.be/fcKIY5iqfy0

Ở Việt Nam, người ta không lạ gì câu nói “trên bảo dưới không nghe”. Đấy là một thực tế, nó cho thấy sự rối rắm, bát nháo trong cơ cấu vận hành của bộ máy chính quyền Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ thời xưa, người Việt đã có câu “phép vua thua lệ làng”, ý nói là thời phong kiến, vua ban lệnh nhưng bên dưới không áp dụng nguyên si phép vua, mà họ bày ra các lệ riêng, mục đích chủ yếu là vòi vĩnh.

Tưởng rằng, Cộng sản xóa bỏ phong kiến thì họ khá hơn, tuy nhiên, 78 năm cai trị đất nước này cho thấy Đảng Cộng sản không khá hơn phong kiến, và thậm chí còn được đánh giá là tệ hại hơn. Tìm hiểu lịch sử Việt Nam, thời phong kiến có những chính sách còn hay hơn thời Cộng sản, ví dụ như chính sách “hồi tỵ” cấm quan chức bổ nhiệm con cháu vào vị trí mà mình quản lý, để tránh hiện tượng gia đình trị địa phương. Tuy nhiên, đến thời Cộng sản thì hiện tượng gia đình trị địa phương xảy ra đầy rẫy. Đất nước tan hoang, dân khốn khổ.

Quan chức địa phương của Việt Nam, từ ông trưởng ấp, trưởng thôn, ông tổ trưởng tổ dân phố cũng đều có thể nghĩ ra những chiêu trò để trục lợi. Nhỏ thì nghĩ ra “lệ làng” ở cấp thấp, lớn hơn thì đẻ là “lệ làng” theo cách quy mô hơn, ở đâu cũng thế. Hàng loạt thủ tục được bày ra, hàng loạt lý do được vẽ ra, mục đích để hành dân, và hành cho đến khi nào dân xì tiền ra mới chịu thôi. Những ung nhọt này nó mọc tràn lan khắp Việt Nam, không thể nào diệt được.

Hình: “Trên bảo dưới không nghe” là căn bệnh trầm kha của Chính quyền Cộng sản

Ngày 9/1, ông Hồ Đức Phớc – Bộ trưởng Bộ Tài chính nói trước Quốc hội về trường hợp ông Cục trưởng Cục Hải quan TP. HCM cố tình ém không cho xuất hàng tài trợ Phòng chống dịch Covid. Ông Phớc đã phải đưa ra tối hậu thư rằng, nếu không xuất hàng thì “trả lại chức cho bộ“, lúc đó ông này mới chịu cho xuất hàng. Hành động ém hàng trong khi người dân đang vật lộn với tử thần do Covid mang lại là tội ác. Tuy nhiên, ông Hồ Đức Phớc chỉ đe dọa thu hồi chức để ông kia xuất hàng rồi cho qua.

Thực ra loại người như ông Cục trưởng Tổng cục Hải quan TP. HCM rất nhiều, nó nhan nhản trong xã hội này. Đấy là hiện tượng trên không muốn hàng bị giữ nhưng dưới vẫn cố tình “cương”. Họ “cương” lại cấp trên để làm gì? Câu trả lời cho trường hợp này rất dễ, để làm tiền. Phía chủ hàng nếu không “bôi trơn” thì hàng sẽ bị kẹt cho đến lúc mọi thứ đã được bôi để thông quan.

Qua cách xử lý công việc như thế này, cho thấy, ông Hồ Đức Phớc đang nuông chiều cấp dưới, mặc dù hiện tượng tắc trách đã rõ ràng. Khi ông Hồ Đức Phớc đe dọa cách chức thì ông kia mới xìu. Với con người này, còn giữ chức thì e ông ta sẽ còn gây khó dễ cho những nhà xuất nhập khẩu Việt Nam để làm tiền, rất có hại cho nền kinh tế. Trong trường hợp này, cần công an vào cuộc, nhưng ông Hồ Đức Phớc lại lơ đi không làm tới nơi tới chốn.

Hình: Ông Hồ Đức Phớc dọa “lấy chức” thì Cục trưởng Tổng cục Hải quan TP. HCM mới chịu nghe theo

Ông Nguyễn Phú Trọng đang miệt mài chống tham nhũng, bắt hết người này đến người khác. Tuy nhiên, thể chế thì vẫn thế, cơ chế thì vẫn thế. Bộ máy chính quyền này vẫn cứ “trên bảo dưới không nghe” hay vẫn cứ “phép vua thua lệ làng” như thời phong kiến, thì quốc gia nào phát triển được?

Trong Bộ máy Đảng cũng thế, ông Nguyễn Phú Trọng đang làm mọi cách để Đảng được “trong sạch”, tuy nhiên, ông chỉ rọi đến quan chức cấp tỉnh, còn cấp quận huyện và cấp phường xã thì quá xa và quá đông ông không thể nào với tới được. Trong khi đó, người dân hằng ngày vẫn phải làm việc với quan cấp thôn xóm và phường xã. Những nơi này đã đặt ra hàng trăm thứ lệ làng để trục lợi, thì làm sao ông Nguyễn Phú Trọng có thể nhìn thấy được?

Sống ở Việt Nam là không phải sống dưới sự kiểm soát của luật pháp mà là sống dưới sự kiểm soát của những kẻ “làm luật”, những kẻ “làm luật” ở đây không phải là đại biểu Quốc hội mà là những ông quan cấp cơ sở, “làm luật” ở đây là vẽ ra những thứ “lệ làng” để móc cho sạch túi dân.

Hình: Ông Hồ Đức Phớc đã xử lý nhẹ tay với cấp dưới

Bảo Trâm – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Tin đang đợi kiểm chứng: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nộp đơn từ chức!

>>> 600 ha trồng sâm và sự dối trá của Võ Kim Cự

>>> Bao giờ mới hết cảnh người Việt bị lừa bán qua Campuchia

Để xuất khẩu cô vi China ra thế giới, Trung Quốc trừng phạt ai dám… cản đường