Link Video: https://youtu.be/7S7nawphIyo
Ngày 4/1 vừa qua, tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai công tác năm 2023, do Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế tổ chức. Tòa án tỉnh này đã có một bản báo cáo rất đẹp. Báo cáo nói rằng, chất lượng xét xử án hình sự năm qua được đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; không có trường hợp nào xét xử oan hoặc bỏ lọt tội phạm. Nghĩa là năm 2022 không có án oan sai.
Bản báo cáo này khá giống báo cáo của ông Nguyễn Hòa Bình – Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, khi ông báo cáo tại kỳ họp Quốc hội lần thứ 11, Quốc hội khóa XIV, diễn ra vào ngày 25/3/2021. Ông Nguyễn Hòa Bình nói rằng, “trong 5 năm qua, việc xét xử các vụ án hình sự bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, trong nhiệm kỳ không để xảy ra trường hợp nào kết án oan người không có tội”.
Tuy nhiên, chính ông Nguyễn Hòa Bình đã làm Chánh án xét xử phiên giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, từ ngày 6 đến ngày 8/5/2020. Ông đã tuyên án tử cho Hồ Duy Hải, mặc dù các vật chứng vụ án được Công an Điều tra tỉnh Long An mua ngoài chợ về để thay thế vật chứng thật. Hội đồng thẩm phán đã nói rằng: “dù quá trình điều tra, xét xử còn một số thiếu sót nhưng việc này không làm thay đổi bản chất vụ án“, bởi thế, không cần thiết phải hủy các bản án sơ thẩm, phúc thẩm để điều tra lại. Từ các lý lẽ đã nêu, Hội đồng Thẩm phán kết luận: “Không chấp nhận quyết định kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao”
Vụ án này gây phẫn nộ dư luận vì sự chà đạp công lý quá lộ liễu của ông Nguyễn Hòa Bình. Tuy nhiên, ông Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao vẫn “tỉnh như ruồi”, nói trước Quốc hội là trong 5 năm qua không có án oan. Nghĩa là, từ năm 2016 đến 2021 không có án oan.
Lời nói dối trắng trợn của ông Nguyễn Hòa Bình đã bị vạch trần, bởi vì, qua năm 2022, Ủy ban Tư Pháp thẩm tra tìm ra 15 án oan sai trong năm 2021 và 17 án oan sai trong năm 2022. Điều đó đủ chứng minh là bản chất con người ông Nguyễn Hòa Bình thế nào.
Xử oan nhưng báo cáo thì lại nói không có án oan, là hành động cố ém những vụ án oan lại, để có con số đẹp. Đây là hành động rất nguy hiểm cho người dân, bởi một khi quan tòa tuyên án oan, thì họ tìm mọi cách để dìm vụ án, bắt buộc người bị oan phải gánh cái tội mà họ không phạm phải. Đồng thời, để cho những kẻ phạm tội thực sự nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Ngành tư pháp Việt Nam là ngành tư pháp thực hiện theo mệnh lệnh chứ không hề có sự độc lập như các nước dân chủ. Đã có rất nhiều “án bỏ túi” được tuyên mà trong nhiều năm qua, các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới đã nhiều lần lên tiếng, nhưng Chính quyền Cộng sản vẫn phớt lờ. Một khi tư pháp không có độc lập, thì không thể tìm đâu ra công lý.
Nguyễn Hòa Bình là kiểu mẫu quan tòa của Cộng sản, phán quyết không dựa vào chứng cứ khách quan, mà phán theo ý chủ quan của quan tòa, và theo lệnh cấp trên. Tuy nhiên, ông Nguyễn Hòa Bình lại nói dối trước Quốc hội mà không hề biết xấu hổ. Đấy đúng là mẫu người Cộng sản đích thực. Đảng Cộng sản cần những con người như vậy để tuyên những bản án bỏ túi theo ý Đảng.
Trở lại vấn đề của Tòa án Nhân dân Thừa Thiên Huế, không ai tin không có oan sai trong một nền tư pháp công cụ. Những bản báo cáo như thế chỉ là trò mị dân rẻ tiền mà bộ máy tuyên truyền của Đảng Cộng sản bao năm qua vẫn đang thực hiện.
Nói đâu cho xa? Người dân phản đối BOT bẩn có gì sai, mà họ vẫn bị ở tù. Trong khi đó, những trò chặn đường thu tiền xe cơ giới không đúng quy định, đã bị báo chí phân tích và phản ánh nhưng vẫn không ăn thua. Hàm oan người yếu thế để bảo vệ lợi ích nhóm cũng là một chức năng của ngành tư pháp Việt Nam. Họ cứ làm như thế năm này qua năm khác, nhưng báo cáo thì vẫn không có án oan. Người dân làm gì được ngoài việc chấp nhận?
Ngọc Bảo – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Việt Nam giam giữ nhiều nhà báo, hạn chế truyền thông độc lập
>>> Khi chưa tìm thấy người, có thể phán quyết về tình trạng của bé Hạo Nam hay không?
Nội chiến quốc doanh sư: Đại chiến rồi đại bại, Nhật Từ đóng “chiến phí” cầu hòa?