Link Video: https://youtu.be/XRJ4QHT-CvI
Người miền Bắc có câu nói “bán bia kèm lạc”, ngụ ý nói chủ quán bia bán combo trọn gói, để chiếm trọn lợi nhuận, không để khách đi mua đồ nơi khác nữa. Câu thành ngữ này được người Việt dùng để ám chỉ việc người bán ép khách hàng phải nhận thêm những thứ họ không thích.
Ông Phạm Nhật Vượng là một con người may mắn, ông được đi du học Đông Âu là may mắn lớn so với bạn bè cùng trang lứa, bởi thời đó du học là chuyện rất khó khăn. Nhưng đáng tiếc, Đông Âu là một xứ kém văn minh hơn Tây Âu nhiều, tuy có khá hơn Việt Nam.
Ông Phạm Nhật Vượng đã dùng đồng tiền tạo sức mạnh như thế nào thì hẳn ai cũng biết. Ông mua cả hệ thống báo chí Cộng sản để tuyên truyền cho mình, cũng không biết ông làm thế nào mà có thể khiến cả Bộ Công an phải lên tiếng và bắt người thay cho ông. Nói chung, tại Việt Nam, ông Phạm Nhật Vượng dùng tiền chi phối mọi thứ. Có một nguồn tin cho chúng tôi biết rằng, một vị luật sư đã bị Vin đuổi vì không biết cách mua chuộc để làm lợi cho Vin. Vin tuyên bố thẳng, tiền không thiếu mà không lo được việc là “đuổi cổ”. Rất độc tài, và rất lạnh lùng.
Mới đây, ngày 3/1, trên trang tiremeetsroad.com tác giả Paulo Acoba có đăng một bài báo, tựa đề được dịch ra tiếng Việt là “Xuất khẩu hối lộ – nhà báo chuyên về ô tô cáo buộc VinFast đã đề nghị cho anh ta 10.000 đô la chỉ để lái VF8 & VF9 của họ, ngoài khoản chi phí bao trọn cho chuyến đi Việt Nam”.
Trong bài viết, tác giả dẫn lời của một nhà báo chuyên về ô tô tại California, Matt Farah, nói rằng, VinFast đã đề nghị hối lộ cho ông ta 10.000 USD, sau chuyến đi kéo dài nhiều ngày tới Việt Nam, chỉ để lái các mẫu xe VF8 và VF9 của họ.
Bắt đầu từ tháng 4/2022, VinFast đã tổ chức các tour Vingroup Elite Vietnam, mời hàng trăm nhà báo chuyên về ô tô, người có ảnh hưởng và khách VIP đến Việt Nam. Chuyến đi được VinFast sắp xếp theo lịch trình nhiều ngày, để không chỉ giới thiệu cảnh quan và văn hóa của Việt Nam, mà còn mang đến cho đoàn khách cơ hội xem trước và lái thử mẫu xe VF8 và VF9 của VinFast.
Farah cũng có mặt trong số khách kể trên, và ông kể: “Tôi được VinFast mời tham gia chuyến đi đó và tôi được trả 10.000 USD”. Tuy nhiên, ông đã từ chối, vì ông cho rằng, điều đó thật mờ ám. Nhà báo này nói rằng, giá trị cốt lõi của báo chí là sự trung thực. Việc cho tiền nhà báo mà lại không mong đợi những bài viết thiên vị của nhà báo đó, thì là điều đáng nghi ngờ. “Chúng tôi không chỉ vi phạm đạo đức nếu chấp nhận 10 nghìn đô la đó”, Farah giải thích thêm.
Có lẽ ông Phạm Nhật Vượng nghĩ rằng, có tiền mua tiên cũng được, và nhà báo Mỹ cũng giống nhà báo Việt, rất dễ dàng mua chuộc. Sự việc này vỡ lở là một cái tát trời giáng vào thương hiệu xe hơi non trẻ của ông Phạm Nhật Vượng trên đất Mỹ. Thói quen dùng tiền để điều khiển, sai khiến người khác đã khiến ông Vượng nhận quả đắng.
Như vậy là ông Phạm Nhật Vượng xuất khẩu xe hơi sang Mỹ, lại xuất kèm văn hóa hối lộ. Đây là điều cực kỳ tệ hại. Nước Mỹ không như Việt Nam, họ sẽ không dung thứ cho thói làm ăn mờ ám kiểu này. Không hiểu vì ông Phạm Nhật Vượng không tìm hiểu văn hóa Mỹ, hay các cố vấn của ông xúi dại làm ông bị dính đòn đau này.
Hồi tháng 7/2017, hãng tin tình báo quốc phòng của Anh Shephard Media, tiết lộ rằng, các quan chức Chính phủ Việt Nam yêu cầu các đối tác của Mỹ trả 25% hoa hồng cho các thương vụ mua bán vũ khí, và quan chức Mỹ đã từ chối. Vụ này làm dậy sóng cộng đồng mạng một thời. Có lẽ, ông Phạm Nhật Vượng không biết bài học này, nên mới xuất khẩu sang Mỹ một thứ ngớ ngẩn như thế.
Minh Tâm – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Việt Nam giam giữ nhiều nhà báo, hạn chế truyền thông độc lập
>>> Khi chưa tìm thấy người, có thể phán quyết về tình trạng của bé Hạo Nam hay không?
Từng dính vụ Formosa, sao Trần Hồng Hà lên Phó Thủ? Bóc mẽ thế lực chống lưng!