Link Video: https://youtu.be/Na06uAp2bxY
Ngày 21/8, tờ Tạp chí Doanh Nghiệp Và Kinh Tế Xanh đăng bài báo có tựa đề “Tập đoàn VinGroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng nợ cực “khủng”, bị xử lý vi phạm về thuế hàng chục tỷ đồng”. Bài báo này cho biết, tại thời điểm cuối tháng 6, Tập đoàn VinGroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng gánh khoản nợ phải trả lên tới 376.602 tỷ đồng, cao gấp 2,85 lần so với mức vốn chủ sở hữu.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022 của Tập đoàn VinGroup, công ty này ghi nhận doanh thu thuần 32.082 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022, giảm gần một nửa so với mức 60.736 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái. Kinh doanh dưới giá vốn khiến doanh nghiệp của ông Phạm Nhật Vượng lỗ gộp 4.362 tỷ đồng, trong khi đó cùng kỳ năm ngoái công ty này lãi gộp 13.741 tỷ đồng.
Bài báo này sau đó bị rút xuống. Cũng dễ hiểu, vì trong nước, VinGroup là ông vua, không ai được phép “phạm thượng”. Tuy nhiên, cho dù có rút bài báo xuống thì tình hình vẫn thế, bức tranh tài chính của VinGruop cũng không thể khá hơn. Nếu ai ít quan tâm đến thời sự thì vẫn còn tin VinGroup của ông Vượng hùng mạnh. Nhưng với người quan tâm tìm hiểu thì biết rằng, VinGroup đang bị bệnh.
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay ví như đã bị “đại dịch” tấn công. Hàng loạt ông lớn bất động sản bị bắt, thị trường bất động sản đóng băng kéo theo thị trường trái phiếu cũng đầy bão tố. Trong lúc nợ ngập đầu nhưng kênh huy động vốn dễ dàng trước đây như thị trường trái phiếu doanh nghiệp, lại là nơi tiềm ẩn rủi ro rất lới đối với các đại gia bất động sản. Ông Phạm Nhật Vượng đói vốn đến mức phải lập ra công ty VMI để hút vốn nhà đầu tư mà không qua thị trường trái phiếu.
Thực ra VinGroup là con bệnh, bệnh cúm rất nặng. Nhưng lại cố che giấu với nhà đầu tư trong nước, cố thể hiện rằng, Vin vẫn còn khỏe. Cách che đậy của ông Vượng thì ai cũng rõ, đấy là kiểm soát báo chí trong nước, sai khiến công an lên tiếng đính chính cho mình, và truy lùng những người mà Vin cho là cần phải bắt.
Trong tình hình bị cúm nặng, nhưng VinFast của ông Phạm Nhật Vượng vẫn cố IPO trên thị trường Nasdaq của Mỹ để gọi vốn. Nhưng thực lực của Vin chỉ có thể che đậy được ở trong nước, chứ làm sao có thể che đậy trước Ủy ban chứng khoán Mỹ SEC.
Bản cáo bạch của hãng ô tô VinFast nộp cho Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ hồi đầu tháng 12 cho thấy, hãng này có tổng tài sản là hơn 4,4 tỷ đô la, nhưng đang nợ tổng cộng xấp xỉ 8,8 tỷ đô la và bị lỗ lũy kế lên đến gần 4,7 tỷ đô la. Một doanh nghiệp mà lỗ lũy kế còn cao hơn vốn chủ sở hữu, thì xem như doanh nghiệp này bị virus lỗ ăn hết phần thịt của doanh nghiệp rồi. Với tình hình tài chính như thế thì có thể nói, sức khỏe của VinFast rất xấu. Không biết người Việt ở Mỹ có can đảm móc hầu bao ra mua cổ phiếu của một công ty nợ nần chồng chất và đang làm ăn thua lỗ haykhông?
Thông thường, công ty con mà yếu thì dựa vào công ty mẹ. Mà công ty mẹ của VinFast chính là VinGroup ở Việt Nam. Nhưng VinGroup đang trong tình trạng “nợ như Chúa Chổm”, vậy làm sao có thể là chỗ dựa cho VinFast đây? Có thể nói, với cơ thể “bị cúm nặng” như VinGroup mà lại gắng gượng ra gió, thì e là khó mà trụ được. Thị trường chứng khoán Mỹ là thị trường lớn nhất thế giới. Nơi đây như là đại dương cho những con tàu lớn cưỡi sóng mà đi, trong khi đó VinFast chỉ là “thuyền nan” thì e khó trụ được trước những cơn sóng dữ.
Ông Phạm Nhât Vượng dường như đang thực hiện sứ mệnh của Đảng Cộng sản giao phó, để chứng minh rằng, nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa, cũng có thể làm ra “nhiều hơn một con ốc”. Tuy nhiên vì nhiệm vụ này quá lớn, xem ra Vin Vượng đang đuối sức trông rất rõ.
VinGroup đang có quyền lực, vì họ đang là niềm tự hào của chế độ. Tuy nhiên, một khi Vin không còn là niềm tự hào nữa, thì không biết điều gì sẽ chờ đón ông Vượng. Rất khó nói.
Trân Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Dù đã nhắm mắt xuôi tay, Giang Trạch Dân vẫn “dạy cho Cộng sản Việt Nam một bài học”
>>> Việt Nam có thể theo được Hà Lan về nông nghiệp không?
>>> Sốc! Chuyến bay giải cứu buôn lậu 700 chai rượu “Đinh La Thăng”
Xuyên đêm chờ rút Bảo hiểm xã hội, vì đâu nên nỗi