Link Video: https://youtu.be/Lg2IePUcLzE
Vụ thành lập công ty VMI được cộng đồng mạng phân tích rằng, đó là chiêu lùa gà của ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Tập đoàn Vingroup. Ông Vượng bán giấy lấy tiền, còn bất động sản thì vẫn trên tay ông. Trong tình hình thị trường bất động sản đang ảm đạm với các ung nhọt bị cắt bỏ như Tân Hoàng Minh, FLC và Vạn Thịnh Phát thì ai đầu tư vào VMI cũng nhận những rủi ro tương tự. Đó là đánh giá chung của cộng đồng mạng.
Việc công ty VMI mua hết hàng tồn kho và hàng trên giấy của Vinhomes thì chẳng có ý nghĩa gì với nhà đầu tư. Bởi dù nhà cửa trong tay Vinhomes hay trong tay VMI thì cũng đều là trong tay ông Vượng mà không hề trao nó cho người đã bỏ tiền ra đầu tư. Đấy là cách lùa gà tinh vi mà nếu nhà đầu tư không chịu nghe những phân tích của những người có hiểu biết trên mạng xã hội, thì rất có thể gà dính bẫy VMI khá nhiều.
Lùa gà mục đích là móc túi nạn nhân bằng những trò vẽ vời ra những viễn cảnh tốt đẹp. Dùng dự án to lơn và bề thế của doanh nghiệp để gieo vào đầu những nạn nhân rằng, Vingroup rất uy tín. Đối với người cẩn thận thì cho rằng, Tân Hoàng Minh, FLC và Vạn Thịnh Phát trước khi dính đến pháp luật thì họ là những doanmh nghiệp tỷ đô có tiếng tăm. Tuy nhiên, sau khi pháp luật sờ gáy thì uy tín của họ mới mất và thế là các nhà đầu tư mất tiền.
Có vẻ như ông Phạm Nhật Vượng đang khát tiền thật sự. Việc ông cho lùa gà Vinhomes chưa đủ giải cơn khát hay sao mà gần đây ông lại cho báo chí khua chiêng khua trống, lùa tiếp gà Vinfast. Hiện nay, ông Vượng vẫn thao túng được công an và báo chí, nên khi dùng tiếng nói của những cơ quan này lùa gà, sẽ tạo được niềm tin lớn hơn đối với những người ngây thơ có tiền nhàn rỗi và đang muốn đầu tư kiếm lời.
Để tạo ra sự khan hiếm giả tạo bằng cách thao túng thông tin, mới đây báo chí Nhà nước Cộng Sản đã đăng bài viết có nội dung “Lãi cả trăm triệu đồng khi mua đi bán lại suất cọc VinFast VF e34”. Bài báo cho biết, khách hàng đang giành nhau suất đặt cọc để sở hữu Vinfast VF e34. Báo chí nói rằng, nếu đặt cọc trước trong giai đoạn đầu, khách hàng chỉ tốn 495 triệu đồng để sở hữu một chiếc Vinfast VF e34. Nhưng hiện tại khách hàng phải trả đến 710 triệu đồng cũng để mua chiếc xe đó. Điều này là do Vinfast đang làm ra vẻ khan hiếm, để những người có tiền nhưng không tìm hiểu kỹ sẽ sập bẫy. Đây là một chiêu thức lùa gà tinh vi không kém chiêu dựng lên VMI.
Thực sự nhu cầu sử dụng xe điện không cao, đó là thực tế. Cho dù Bộ Công thương để xảy ra việc thiếu xăng dầu trong tháng qua, nhưng thực tế là hạ tầng cung cấp năng lượng hóa thạch phủ khắp mọi nẻo đường, trong khi hạ tầng trụ sạc điện cho Vinfast không thể phủ đầy như xăng.
Xe điện là tương lai, nhưng hiện tại và hàng chục năm nữa, xe xăng vẫn là vua, là thuận tiện nhất. Cho nên việc thổi phồng nhu cầu mua xe điện là chiêu trò truyền thông của ông Vượng là chính. Nếu bình tĩnh và quan sát thì cũng dễ dàng suy ra nhu cầu xe điện trong xã hội không cao. Những người có nhu cầu mua xe điện hiện nay là những người có nhiều loại xe, họ mua để thử cảm giác lái và để bổ sung vào sưu tập là chính. Còn dùng cho nhu cầu đi lại thiết yếu vẫn là xe xăng chứ chưa phải là xe điện. Xu hướng này đã được hàng Toyota định hình rất rõ. Ông lớn ngành ô tô này vẫn đang ung dung đầu tư xe điện từng bước chứ chưa hề vội.
Đó là những gì ông Phạm Nhật Vượng muốn làm, ai có thừa tiền mà muốn đưa cho ông Vượng dùng trước thì cứ tự nhiên. Ông Vượng đang rất cần tiền để đốt, nhằm duy trì Vinfast, bởi hãng xe này bao năm qua đã đốt quá nhiều tiền của ông Vượng.
Thời buổi này, uy tín của những doanh nghiệp tỷ đô không còn là niềm tin tuyệt đối nữa. Bởi những doanh nghiệp tỷ đô Việt Nam đã bị pháp luật sờ gáy nó đã phơi bày ra sự thật trần trụi rằng, họ nhờ làm ăn phi pháp mà giàu. Mà làm ăn phi pháp thì vô cùng rủi ro. Nếu muốn đầu tư hãy cân nhắc.
Nguyễn Lan – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Nhóm Đông Âu tại Techcombank và vết nhơ khác.
>>> Techcombank xảy ra tai tiếng “giật hụi” khách hàng.
Người “nhặt củi” cho ông Trọng đột ngột qua đời. Trò chơi quyền lực đến hồi gay cấn?