Link Video: https://youtu.be/6S-3O1pxYis
Như bản tin trước chúng tôi đã đưa về mô hình lừa đảo bằng loại tiền số Ifan. Trò lừa đảo này đã bị báo chí lên tiếng và có bằng chứng đầy đủ, có cả 30.000 nạn nhân nhưng những kẻ đầu xỏ vẫn nhởn nhơ. Người dân nuốt ngược nước mắt mà không làm gì được, vì Bộ Công an, nơi mà họ có thể cầu cứu để mang lại công lý cho họ, thì cuối cùng, nạn nhân bị Bộ Công an “quẳng cục lơ” và thả cho bọn lừa đảo tiếp tục có đất diễn.
Với dự án Ifan được hốt núi tiền mà không phải trả giá gì, Lê Ngọc Tuấn tiếp tục lên các dự án lừa đảo tiếp theo. Lần này Tuấn sẽ không ra mặt mà chỉ đạo đàn em xây dựng hệ thống và tiếp tục đi lừa đảo, gần đây nhất Tuấn mở ra sàn BO mang tên Wefinex. Đây là sàn quyền chọn nhị phân có chức năng can thiệp vào tài khoản của người chơi, đánh cháy tài khoản của người chơi để chiếm đoạt tài sản. Nhóm lừa đảo xây dựng hệ thống chân rết, trả hoa hồng cao cho người lôi kéo được người khác tham gia.
Cũng từ đường dây, tổ chức này, năm 2019 chúng đào tạo thêm đối tượng Hồ Ngọc Phương ( biệt danh Iker Phương). Mua code phần mềm mở sàn BO có tên Fxtradingmarkets. Chúng xây dựng chân rết đi kêu gọi người dân đầu tư mở tài khoản vào sàn này, uỷ thác cho chúng đi kiếm tiền trên thị trường forex có lượng giao dịch 7000 tỉ đô/ ngày ( thực chất sàn BO này chúng tự mở ra không liên quan gì đến thị trường forex cả). Phần mềm này có chức năng trả điểm về cho mỗi tài khoản, mỗi ngày, theo cài đặt chứ không hề có giao dịch nào cả. Chúng hứa hẹn nộp tiền vào sàn này, chúng sẽ kiếm về lợi nhuận 20-25%/ tháng. Có thể nạp rút bất cứ lúc nào. Số tiền đầu tư chuyển qua ngân hàng cho tuyến trên, để tuyến trên nộp lên chủ sàn. Những người làm leader kêu gọi người đầu tư sẽ được ăn 8% cho mỗi gói đầu tư và được ăn hoa hồng 1%/ ngày cho mỗi lệnh. Hoa hồng được hưởng tới 7 cấp bậc.
Ngày 19 tháng 8, nhận được phản hồi các nạn nhân, báo chí chính thống cũng đã có những bài viết cảnh báo sàn giao dịch ảo Wefinex, BO có dấu hiệu lừa đảo. Và sau đó, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – A05 Bộ Công an cũng lên tiếng cảnh báo giao dịch loại này “có dấu hiệu lừa đảo”. Bộ Công an cảnh báo này chỉ là làm chiếu lệ để đối phó với dư luận hơn là ra tay triệt hạ.
Nạn nhân chỉ biết trông chờ vào công an nhưng công an lại một lần nữa thờ ơ mặc dù báo chí đã réo, các chuyên gia đã phân tích hành động lừa đảo này. Riêng Lê Ngọc Tuấn thì vẫn thường xuyên lên mạng thách thức người dân đi kiện. Rất nhiều nạn nhân phẫn uất vì bị mất tiền nhưng bất lực, bởi đứng sau Tuấn là cả bộ máy công an và tòa án vẫn cứ làm lơ.
Quan chức Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – A05 Bộ Công an Nguyễn Thanh Hóa bảo kê cho đánh bạc online và bị sa lưới pháp luật. A05 thực sự là một cơ quan có vấn đề. Với những chiêu thức lừa đảo rõ ràng, nạn nhân đã kêu cứu nhưng họ không xử lý là khác nào họ đồng lõa? Những tưởng, Bộ Công an đã thanh lọc những con người biến chất như Nguyễn Thanh Hóa thì Bộ Công an tốt lên, nhưng không, Bộ Công an vẫn dửng dưng với những nạn nhân của trò lừa đảo công nghệ cao này.
Với cách làm việc của Bộ Công an Việt Nam, thì trước đây dân oan đầy rẫy nhưng hầu hết là dân oan về đất đai. Với cách điều hành không vì dân, với cách điều hành đầy bao che cho thành phần biến chất ngay trong Bộ Công an thì nay Bộ này đang tạo ra tầng lớp dân oan mới, đó là dân oan ngành công nghệ.
Công nghệ ngày một phổ biến, và công an cấu kết với bọn lừa đảo qua công nghệ cũng đã phơi bày. Nó cho thấy bộ mặt thật của chế độ. Muốn dân oan cần được bảo vệ, cần nhiều tiếng nói hơn nữa mới có thể hạn chế được phần nào.
Lưu Ly – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Thủ tướng trao quyền cho con trai Ba Dũng. Nguyễn Thanh Nghị 1, Hồ Đức Phớc 0
>>> Ông Nguyễn Phú Trọng cho họp “chuẩn bị tác chiến”. Tạo việc làm cho Tô Lâm
>>> CEO Bkav cầu cứu fans, vì sao Quảng “Nổ” lại thành Quảng “xịt”?
Bật mí bí mật động trời, Tô Lâm dung túng cho đường dây lừa đảo khủng?