Link Video: https://youtu.be/PMQ3827H9gw
Như thoibao.de đã phân tích những bản tin trước đây, khi vào Tứ Trụ, người ta không đấu nhau bằng những bản kỷ luật công khai do Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận vì Ủy ban này không đủ tầm để với tới chiếc ghế này, nên nhóm Tứ Trụ có luật chơi khác. Đó là luật ngầm không phải luật nổi.
Theo như những gì chúng tôi điều tra được thì trước đây, ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang được đưa ra hai lựa chọn, lựa chọn thứ nhất là rút lui khỏi chiếc ghế Chủ tịch nước bằng hình thức cáo bệnh mặc dù ông Chủ tịch nước lúc đó rất khỏe mạnh. Việc rút lui bằng hình thức cáo bệnh sẽ được phía đối thủ đảm bảo cho phúc phần để an hưởng cho đến già bất kể tài sản đó từ đâu mà có. Hoặc nếu không thì sẽ bị áp biện pháp mạnh nhưng biện pháp gì thì chưa rõ. Những thế lực chính trị hay nói bóng nói gió để đối thủ tự hiểu chứ không nói toạc.
Cách chọn của ông Cố Chủ tịch nước lúc đó là không rút vì ông tự tin rằng, ông từng là Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an đầy uy quyền. Và sự tự tin kiểu không biết lượng sức mình như thế đã dẫn ông đến với một căn bệnh bí hiểm và mất đột ngột để lại chiếc ghế Chủi tịch nước, và chiếc ghế này không ai dám ngồi vì tất cả đều biết, nếu ngồi vào sẽ có kết cục giống Chủ tịch nước Trần Đại Quang nên cuối cùng ông Tổng Trọng mới “miễn cưỡng” ngồi vào như là giải pháp “tạm thời”.
Thời kỳ ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang bị bệnh lạ mất mạng, ông Tổng đang ráo riết lập cho ông một vị thế độc tôn như ông Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ông Tập là con người có siêu quyền lực trong Đảng Cộng Sản Trung Quốc nên ông Trọng muốn thế. Tuy nhiên, khi gộp hai chức vụ vào tay như ông Tập thì quyền lực của ông Tổng Bí Thư không mạnh hơn là bao, bởi ghế Chủ tịch nước Việt Nam vốn là ghế bù nhìn chứ không như ghế Chủ tịch nước bên Trung Quốc vốn có thực quyền hơn. Vì thấy quyền lực không mạnh lên, ông Tổng nhả chiếc ghế Chủ tịch nước đầy tai tiếng và lúc đó ông Nguyễn Xuân Phúc mới dám ngồi vào.
Ghế Chủ tịch nước hiện nay là không có giá trị đối với ông Tổng bí thư, tuy nhiên nó rất có giá trị đối với những người khác đứng ngoài nhóm tứ trụ và ngấp nghé với việc buộc phải về hưu nếu chờ đến năm 2026. Hiện có hai nhân vật đang muốn ông Chủ tịch Phúc phải rời ghế để họ chen vào, và nhờ đó họ không bị giới hạn tuổi tác cho nhiệm kỳ sau. Hiện nay có ông Phạm Bình Minh – Ủy viên Bộ Chính Trị – Phó Thủ tướng Thường Trực và ông Tô Lâm – Ủy viên Bộ Chính Trị – Bộ trưởng Bộ Công an.
Lần này ông Tổng đang quyết ép ông Chủ tịch Phúc rời ghế để cứu lấy sự nghiệp chính trị cho Tô Lâm. Lần này ông Tổng không giành ghế Chủ tịch nước cho bản thân mà ông giành cho thuộc hạ. Mặc dù vậy mức độ khốc liệt trong cuộc tranh giành này cũng không thua kém gì kỳ tranh giành vào năm 2018 là mấy. Không biết ông Chủ tịch Phúc sẽ cương đến mức nào.
Nếu ông Tô Lâm ngồi vào ghế Chủ tịch nước, thì ông Trần Quốc Tỏ cũng sẽ có cơ hội giành ghế Bộ trưởng Bộ Công an đầy quyền lực. Tuy trong Bộ Công an, Trần Quốc Tỏ là một phe và Tô Lâm là phe khác, tuy nhiên nếu chiếc ghế Chủ tịch nước được trống thì cả Tô Lâm và Trần Quốc Tỏ sẽ cùng có lợi và không loại trừ họ liên minh để chống ông Chủ tịch Phúc.
Có thể nói, ông Chủ tịch Phúc hiện nay đang “tứ bề thọ địch” tuy nhiên, ông Chủ tịch chỉ ngán nhất là ông Tổng, nếu ông Tổng nhiệt tình ra tay giải cứu sự nghiệp chính trị của thuộc hạ Tô Lâm thì ông đương kim Chủ tịch nước hiện nay khó thoát khỏi số phận như ông Cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang là bị dồn vào đường cùng và bị buộc phải chọn một trong hai điều kiện. Ông Nguyễn Xuân Phúc có tình thế càng ngày càng giống ông Trần Đại Quang, không biết ông sẽ “lật kèo” thế nào? Hãy đợi xem.
Lưu Ly – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Nguyễn Thanh Nghị đi nước cờ chính trị “táo bạo”. Một nước cờ hiểm nhưng hiểm với ai?
>>> “Bom nổ” ở Bộ Y tế, các bộ trưởng về hưu đang vào tầm ngắm?
>>> “Đinh Văn Nơi đã ra đòn đầu tiên ở Quảng Ninh. “Mệt” cho ông Chính?
Chiến công lẫy lừng, đại tá Đinh Văn Nơi lại bị “vắt chanh bỏ vỏ”?