Link Video: https://youtu.be/E6rYGTAW6bI
Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trực thuộc Bộ Công an Việt Nam là tiền thân của Cục An mạng trước kia. Cơ quan này được lập ra là để bảo vệ thông tin cá nhân của người dân. Tuy nhiên cục này lập ra dường như họ không làm tròn chức trách của họ?
Ngày 9/8, ông Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết, số lượng dữ liệu cá nhân bị thu thập, mua bán trái phép phát hiện được lên tới gần 1.300 GB, trong đó có nhiều dữ liệu cá nhân nội bộ, nhạy cảm.
Ông Tô Lâm vừa gửi các đại biểu Quốc hội báo cáo về một số vấn đề liên quan nội dung chất vấn tại phiên họp 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 10/8. Liên quan tới vấn đề bảo mật thông tin cá nhân, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho hay, dữ liệu cá nhân của khoảng hơn 2/3 dân số Việt Nam (hơn 68 triệu người sử dụng internet) đang được lưu trữ, đăng tải, chia sẻ và thu thập trên internet với nhiều hình thức và mức độ chi tiết khác nhau.
Báo cáo của ông Bộ trưởng Công an dẫn chứng các vụ việc điển hình như: việc Công ty VNG để lộ hơn 163 triệu tài khoản khách hàng; Công ty Thế giới di động và Điện máy xanh để lộ hơn 5 triệu email và hàng chục nghìn thông tin thẻ thanh toán của khách hàng; vụ tin tặc đã tấn công vào hệ thống máy chủ của Việt Nam Airline, đăng tải lên Internet 411.000 tài khoản khách hàng thành viên của chương trình Bông Sen Vàng; hay vụ dữ liệu khách hàng của Công ty FPT bị đăng tải công khai trên mạng…
Không hiểu Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao làm gì mà để tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân hiện đang diễn ra phổ biến, công khai như vậy? Nhiều dữ liệu bị rao bán công khai, trong thời gian dài, với số lượng lớn trên không gian mạng thông qua các website, tài khoản, trang, nhóm trên mạng xã hội, mà cơ chức năng vẫn không triệt phá được.
Lần trước là Cục quản lý xuất nhập cảnh làm cho hộ chiếu bị thiếu nơi sinh, giờ đây là lỗi của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao không triệt phá được thành phần tội phạm ở lĩnh vực này. Vậy câu hỏi đặt ra cho ông Tô Lâm là với ngân sách hơn 4 tỷ đô la cho Bộ Công an ông đã dùng vào việc gì mà để tội phạm nhởn nhơ vậy?
Thực ra Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao chuyên đi phá những trang báo, những trang mạng xã hội phản biện lại những điều sai trái mà chính quyền thực hiện chứ họ không bảo vệ người dân. Đó là bản chất.
Cũng đã đến lúc người dân Việt Nam cũng tự hỏi tiền thuế của dân được Bộ Công an làm gì cho dân? Dùng tiền dân nhưng không bảo vệ cho dân đây là lỗi rất lớn. Ông Nguyễn Phú Trọng luôn muốn xây dựng hình ảnh Đảng Cộng Sản trong mắt dân thì ông Trọng xử lý vấn đề này thế nào? Nếu ông Trọng quy trách nhiệm cho người đứng đầu Bộ Công an thì có thể hiểu ông vì trong sạch nhưng nếu ông không xử lý người đứng đầu về việc này thì những lần đốt lò của ông cũng chỉ là vì mục đích thanh trừng hay đấu đá chứ không hẳn vì sự trong sạch vững mạnh như Đảng ông luôn hô hào.
Trong gần 1.300 GB dữ liệu đấy, không ít dữ liệu là thông tin mật của các tổ chức, các doanh nghiệp. Thời này là thời đại 4.0 nhưng lại để mất dữ liệu thì rất nguy hiểm cho doanh nghiệp.
Theo như chúng tôi được biết, lực lượng công an Việt Nam hiện nay trên 1,2 triệu người tính cả chính quy và không chính quy. Tuy nhiên, quân đông nhưng lại không tinh. Cảnh sát hình sự thì đùn đẩy trách nhiệm cho “hiệp sĩ đường phố”. Rồi mỗi lần bắt cướp thì lại thưởng nóng thưởng nguội, cứ như công an bắt cướp là kỳ tích vậy. Đó là tư tưởng đòi hỏi nhiều nhưng thiếu trách nhiệm trong công việc. Với lần để 1.300 GB dữ liệu bị rò rỉ mà các tổ chức buôn bán dữ liệu vẫn nhởn nhơ thì ông Trọng nên xem lại cánh tay phải mà ông đang dùng có hữu ích với nhân dân hay không?
Lê Hoàng – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Chính phủ gãy chân, Vũ Đức Đam và Lê Văn Thành rủ nhau “xuống hố cả nhóm”?
>>> Không có lệnh cấm xuất cảnh nhưng Vương Vin bị quản thúc. Bằng chứng ngày một rõ?
>>> Thả mồi 800 tỷ, câu được cá 4000 tỷ nhưng Vượng Vin vẫn không thể xơi được. Vì sao?
Cánh Miền Nam bị đánh liền xuất chiêu đỡ. Ai đã hỗ trợ Đặng Thị Hoàng yến đỡ đòn?