Tối 6-4, tài khoản xã hội mang tên Dạ Thảo Phương đã bất ngờ đăng tải một dơn tố cáo làm mạng xã hội dậy sóng và làm Hội Nhà Văn Việt Nam lại được đưa lên bàn “mẫu thuật”. Nội dụng đơn tố cáo là một vụ ‘bị cưỡng hiếp’ từ năm 1999. Trong đó, vụ việc xảy ra vào trưa 14-4-2000 đã được nhiều người chứng kiến.
Cụ thể, thư ngỏ tố cáo hành vi cưỡng hiếp của ông Lương Ngọc An, hiện là Phó tổng biên tập Báo Văn Nghệ, được gửi đến Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, đến nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Ban biên tập Báo Văn nghệ…
Trong đơn, bà Dạ Thảo Phương cũng trình bày tường tận lý do đến tận bây giờ bà mới lên tiếng. Bà nói: “Tôi cần phải lên tiếng. Đó là một đòi hỏi bức thiết của cá nhân tôi, với tư cách là một nạn nhân khổ đau oan ức, cũng là một đòi hỏi của thực tế xã hội đối với trách nhiệm của một công dân, đòi hỏi của lương tri đối với một người cầm bút”.
Nói có sách, mách có chứng. Bà Dạ Phương Thảo cũng đã đính kèm tường trình những người chứng kiến vụ việc có nhà thơ Bế Kiến Quốc, họa sỹ Thành Chương, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, phóng viên Phong Điệp, phóng viên Nhật Hà..
Còn về ông Lương Ngọc An thì lại lên tiếng rằng: “Tôi đã nghe… một là chuyện này đã lâu rồi hai là không hẳn đúng như thế. Vụ việc mới nên cơ quan chưa có yêu cầu gì, lúc nào cần hay thực sự… tôi sẽ có ý kiến, bây giờ vẫn chỉ trên mạng xã hội, tôi chưa nói gì bây giờ được”. Cũng dễ hiểu, lên tiếng bảo vệ bản thân là điều hiển nhiên mà người bị tố cáo nào cũng làm như là một phản xạ tự nhiên.
Trước mắt, đính kèm với Thư ngỏ của bà Dạ Thảo Phương là một bản tường trình có chữ ký của các nhân chứng. Còn phía ông Lương Ngọc An thì không hề đưa ra bằng chứng ngoại phạm nào ngoại trừ những câu phát biểu thận trọng. Đọc tờ tường trình được post lên mạng, chỉ cần một trong các điều đó là đúng thì đủ để kết luận ông Lương Ngọc An là người phạm tội rồi.
Đây là vấn đề nghiêm trọng, nếu phạm tội này thì không những là vi phạm đạo đức nghiêm trọng mà nó còn là một tội ác pháp luật không thể dung thứ. Cho đến nay, những gì phía nạn nhân đưa ra được xem là bằng chứng. Bằng chứng này thuyết phục hơn những gì phía bị tố cáo đưa ra. Tuy nhiên, có người còn cố tình đòi bằng chứng rằng có ghi âm hay clip gì không! Chuyện rất nực cười, nạn nhân bị hiếp dâm mà còn có thể mở máy ra ghi âm và quay phim. Hay kẻ tấn công họ lại tự quay phim để hại mình? Có vẻ như, đây là chiến dịch phản công có tính chất “giấu tay” của phía bị tố.
Theo một số luật sư, thời gian đã qua 23 năm hết hiệu lực truy cứu. Đấy là lỗ hổng to tướng để rồi giờ đây, kẻ bị tố đã hiếp dâm một nhân viên nữ vẫn cứ nhởn nhơ như không có chuyện gì xảy ra. Nếu không vi phạm luật pháp vì vấn đề hết thời hiệu thì Hội Nhà Văn Việt Nam cũng yêu cầu Báo Văn Nghệ thay phó tổng biên tập chứ tại sao không?
Nguyên nhân do đâu mà ông Lương Ngọc An vẫn “bình chân như vại”?
Muốn biết nguyên nhân thì nên đào xâu vấn đề từ hơn 20 năm trước. Theo nạn nhân thì sau sự kiện sự kiện bị Lương Ngọc An hãm hiếp ngày 14/4/2000, vì có nhiều người làm chứng nên nạn nhân mới dám viết đơn tố cáo. Tuy nhiên, ông ta không những không sợ hãi, ăn năn mà còn quay ngược lại trắng trợn vu khống nạn nhân. Lương Ngọc An đã bịa ra một câu chuyện, trong đó ông ta cho là bản thân ông và nạn nhân có quan hệ tình cảm, ông ta muốn bỏ nạn nhân nên nạn nhân gây căng thẳng. Vì thế mà vụ việc ngày 14/4/2000 đã bị ông ta thay đổi bản chất từ sự thật là cưỡng dâm thành “xô xát”! Sự bịa đặt này không được hợp lý vì nạn nhân là một người phụ nữ gầy yếu, ông Lương Ngọc Anh ta là một người đàn ông khi đó ngoài 30 tuổi, cựu lính tăng và nhiều năm lái xe cho báo Văn nghệ. Phụ nữ không thể nào đủ sức khoẻ ép buộc người đàn ông lực lưỡng vào phòng rồi kéo ông ta nằm đè lên mình. Và hơn nữa, nếu muốn níu kéo ông ta, tại sao tại sao lại chống cự đến mức bị anh ta cắn bật máu ngón tay, tại sao tôi lại kêu cứu đến mức bị anh ta bóp cổ?
Những lý do của ông Lương Ngọc An rõ ràng là chống chế và không đủ thuyết phục, tuy nhiên, lãnh đạo cơ quan trực tiếp xử lý vụ việc của nạn nhân là ông Trương Vĩnh Tuấn- Phó Tổng biên tập phụ trách hành chính Báo Văn nghệ lúc đó đã không hề xử lý gì.
Điều đáng nói là với hành vi đó, với văn bản tường trình giấy trắng mực đen đó, nhưng cơ quan chỉ kết luận ông ta “gây lộn xộn ở cơ quan”?! Ông Trương Vĩnh Tuấn cũng nhiều lần, trong các cuộc họp, tráo đổi bản chất sự việc thành “hai người đánh nhau, làm mất trật tự nơi làm việc” như nạn nhân đã nói.
Điều đó cho thấy bà Dạ Thảo Phương đang chống lại cả một guồng máy. Đó là lý do mà bà không làm gì được. Và đến hôm nay, nhân vật chính gây ra vụ án cưỡng dâm lúc đó lên làm lãnh đạo tờ báo. Nghĩa là chính ông ta đang nắm trong tay guồng máy mà trước kia ông ta đã dùng nó bảo vệ chính ông và chèn ép nạn nhân.
Theo bà Dạ Thảo Phương, cho đến gần đây, theo dõi một số nạn nhân bị xâm hại tình dục lên tiếng và đọc những bình luận ác ý tấn công lại họ, “tôi cảm thấy như thể những bình luận đó không chỉ tấn công những cô gái trẻ kia, mà cũng chính là tấn công cô gái trẻ là tôi 23 năm trước”- bà nói.
Việc lên án muộn màng là cần thiết, tuy nhiên cả bộ máy bao che lẫn nhau thì vẫn còn đó. Vậy nên, vấn đề rồi cũng khó đi đến đâu, kẻ thủ ác ung dung còn nạn nhân thì gánh chịu đau khổ.
Trân Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Nga bắn tên lửa giết chết Ít nhất 35 thường dân ở nhà ga xe lửa Kramatorsk, Ukraine
>>> Võ Hoàng Yên và Phan Văn Mãi, Hai “kẻ thù” của Nguyễn Phương Hằng có quan hệ “mờ ám” gì?
>>> Nguyễn Phương Hằng gặp họa chồng họa, hết Võ Văn Thưởng tấn công Tô Ân Xô đánh bồi?
Thái độ của VN bị dư luận chỉ trích khi LHQ khai trừ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền