Link Video: https://youtu.be/1-zPsIRF27E
Nhà báo Sue Quinn viết trên BBC Food về nhu cầu ăn các thực phẩm bổ dưỡng để phục hồi sau khi bạn mắc Covid.
Bài báo trích lời GS Philip Calder, chuyên gia về dinh dưỡng miễn dịch, khoa Y ĐH Southampton, nói rằng protein rất quan trọng để phục hồi cơ bạn bị teo đi khi mắc bệnh.
Ngoài ra là các loại vitamin A, C, D, E, B6, B9 (folate) và B12, giúp khôi phục hệ miễn dịch. Các chất khoáng cần thiết có kẽm, đồng, selenium và sắt.
Nếu không ăn đủ các trái cây, rau và thịt, sữa có sẵn các chất này, bạn cần uống vitamin D (10 microgram một ngày) nhất là trong các tháng mùa đông.
Vitamin B12 thì chỉ có trong sản phẩm từ động vật, nên nếu bạn là người ăn chay thì cần mua vitamin này dạng thuốc để uống bổ trợ.
Trước đó BBC đã đăng:
Covid-19 chỉ xuất hiện vào cuối năm 2019, nhưng đã có những dấu hiệu rằng có thể mất một thời gian dài để một số bệnh nhân hồi phục hoàn toàn.
Thời gian phục hồi sẽ phụ thuộc vào mức độ bạn ốm yếu thế nào. Một số người sẽ khỏi nhanh chóng, nhưng đối với những người khác, nó có thể để lại những vấn đề kéo dài.
Tuổi tác, giới tính và các vấn đề sức khỏe khác đều làm tăng nguy cơ bệnh trở nặng hơn.
Việc điều trị càng xâm lấn trong thời gian càng lâu thì khả năng phục hồi càng chậm.
Nếu tôi chỉ có triệu chứng nhẹ thì sao?
Hầu hết những người mắc Covid-19 sẽ chỉ phát triển các triệu chứng chính – ho hoặc sốt. Nhưng họ có thể cảm thấy đau nhức cơ thể, mệt mỏi, đau họng và đau đầu.
Bắc đầu là ho khô, nhưng một số người cuối cùng sẽ bắt đầu ho ra chất nhầy có chứa tế bào phổi chết gây ra do virus.
Những triệu chứng này được điều trị bằng nghỉ ngơi trên giường, uống nhiều nước và uống giảm đau như paracetamol.
Những người có triệu chứng nhẹ có thể phục hồi tốt và nhanh chóng.
Cơn sốt sẽ thuyên giảm trong vòng chưa đầy một tuần, mặc dù ho có thể kéo dài. Một phân tích của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dựa trên các dữ liệu Trung Quốc cho biết trung bình phải mất hai tuần để phục hồi.
Nếu tôi có các triệu chứng nghiêm trọng hơn thì sao?
Bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn nhiều đối với một số người. Điều này có xu hướng xảy ra trong khoảng ngày thứ bảy hoặc mười sau khi nhiễm bệnh.
Sự thay đổi này có thể đột ngột. Hơi thở trở nên khó khăn và phổi bị viêm. Điều này là do mặc dù hệ thống miễn dịch của cơ thể đang cố gắng chống lại – nó thực sự phản ứng thái quá và cơ thể bị tổn thương.
Một số người sẽ cần phải ở trong bệnh viện để được hỗ trợ thở oxy.
Bác sỹ Sarah Jarvis nói: “Việc khó thở có thể mất một thời gian đáng kể để cải thiện … cơ thể đang chống lại viêm nhiễm.”
Bà nói rằng có thể mất hai đến tám tuần để hồi phục, với sự mệt mỏi kéo dài.
Nếu tôi cần chăm sóc đặc biệt thì sao?
WHO ước tính cứ một trong 20 người sẽ cần điều trị chăm sóc tích cực, có thể bao gồm được dùng thuốc an thần và đặt máy thở.
Sẽ mất thời gian để phục hồi từ trong phòng chăm sóc đặc biệt hoặc chăm sóc tích cực (ICU), bất kể bệnh gì. Bệnh nhân được chuyển đến một phòng bệnh thông thường trước khi về nhà.
Bác sĩ Alison Pittard, Trưởng khoa Chăm sóc Chuyên sâu, cho biết có thể mất 12 đến18 tháng để trở lại bình thường sau bất kỳ giai đoạn nào trong phòng điều trị đặc biệt.
Nằm một thời gian dài trên giường bệnh viện dẫn đến mất khối lượng cơ bắp. Bệnh nhân sẽ yếu và cơ bắp sẽ mất thời gian để hồi phục lại. Một số người sẽ cần vật lý trị liệu để đi lại được.
Do những gì cơ thể trải qua trong ICU, cũng có khả năng người bệnh sẽ bị mê sảng và rối loạn tâm lý.
“Có vẻ như có một yếu tố được thêm vào với căn bệnh này – sự mệt mỏi do virus chắc chắn là một yếu tố rất lớn“, Paul Twose, nhà vật lý trị liệu tại Hội đồng Y tế Đại học Cardiff và Vale University Health Board nói.
Đã có báo cáo từ Trung Quốc và Ý về tình trạng yếu toàn thân, khó thở sau bất kỳ mức độ gắng sức nào, ho dai dẳng và thở không đều. Cộng thêm cần ngủ nhiều.
“Chúng tôi biết bệnh nhân mất một khoảng thời gian đáng kể, có khả năng nhiều tháng, để hồi phục.”
Nhưng thật khó để khái quát điều này. Một số người chỉ mất thời gian tương đối ngắn trong phòng chăm sóc đặc biệt, trong khi một số khác phải thở máy trong nhiều tuần.
Liệu Coronavirus sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của tôi hay không?
Chúng ta không biết chắc chắn vì không có dữ liệu dài hạn, nhưng chúng ta có thể xem xét các điều kiện khác.
Hội chứng suy hô hấp cấp tính phát triển ở những bệnh nhân có hệ thống miễn dịch bị suy giảm quá mức, gây tổn thương cho phổi.
“Có dữ liệu tin cậy rằng, thậm chí sau 5 năm, mọi người có thể gặp khó khăn về thể chất và tâm lý“, ông Twose nói.
Bác sĩ James Gill, bác sĩ đa khoa và giảng viên tại Trường Y khoa Warwick, cho biết mọi người cũng cần hỗ trợ về sức khỏe tâm thần để cải thiện khả năng phục hồi.
“Bạn đang cảm thấy khó thở, sau đó bác sĩ nói ‘Chúng tôi cần cho bạn thở máy. Chúng tôi cần đưa bạn vào giấc ngủ. Bạn có muốn nói lời tạm biệt với gia đình không?’.
“PTSD [rối loạn căng thẳng sau chấn thương] ở những bệnh nhân nặng nhất này không có gì đáng ngạc nhiên. Sẽ có những vết sẹo tâm lý đáng kể cho nhiều người.”
Vẫn có khả năng thậm chí một số trường hợp nhẹ vẫn gặp phải vấn đề sức khỏe lâu dài – chẳng hạn như mệt mỏi.
Có bao nhiêu người đã hồi phục?
Lấy một con số chính xác là khó khăn.
Tính đến ngày 15/4, Đại học Johns Hopkins báo cáo khoảng 500.000 người đã khỏi bệnh trong số hai triệu người mắc bệnh.
Nhưng các quốc gia sử dụng các phương pháp ghi dữ liệu khác nhau. Một số không công bố số liệu phục hồi và nhiều người nhiễm bệnh nhẹ sẽ bị bỏ qua.
Các mô hình toán học đã ước tính khoảng 99-99,5% số người nhiễm phục hồi.
Tôi có thể tái nhiễm Covid-19 không?
Bệnh nhân Covid-19 hồi phục hôn từ biệt mặt đất trước khi rời bệnh viện ở Morocco
Đã có nhiều suy đoán, nhưng ít bằng chứng, về độ bền của bất kỳ khả năng miễn dịch nào.
Nếu bệnh nhân đã chiến đấu với virus thành công, họ hẳn đã có một phản ứng miễn dịch.
Báo cáo về các bệnh nhân bị nhiễm hai lần có thể chỉ là các xét nghiệm ghi lại không chính xác rằng họ không có virus.
Câu hỏi về khả năng miễn dịch là rất quan trọng để hiểu liệu mọi người có thể bị tái nhiễm hay không và hiệu quả của bất kỳ loại vaccine nào.
Không có cái gọi là tăng cường miễn dịch
Thật không may, suy nghĩ rằng thuốc viên, siêu thực phẩm thời thượng hoặc thói quen khỏe mạnh có thể là lối tắt để giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh chỉ là tin đồn.
Trên thực tế, khái niệm ‘tăng cường’ hệ miễn dịch không có bất kỳ ý nghĩa khoa học nào.
“Có ba cấu phần khác nhau trong miễn dịch,” bà Akiko Iwasaki, nhà miễn dịch học tại Đại học Yale, nói.
“Bắt đầu với những thứ như là da, đường thở và màng nhầy, và chúng giúp tạo thành rào cản trước mầm bệnh.
Nhưng một khi virus vượt qua được hàng rào này, thì bạn phải kích thích phản ứng miễn dịch ‘bẩm sinh’.
“Phản ứng này bao gồm các hóa chất và tế bào vốn có thể nhanh chóng tăng cường báo động và bắt đầu chống lại bất kỳ kẻ xâm nhập nào.”
“Khi điều đó vẫn là không đủ, chúng ta sẽ khởi động hệ miễn dịch thích nghi,” bà nói.
Hãy xem triệu chứng của cảm lạnh – đau nhức cơ thể, sốt, đầu óc đờ đẫn, nhiều nước mũi và đờm. Hầu hết những triệu chứng này không thực sự là do virus gây ra.
Thay vào đó, chúng do chính cơ thể chúng ta kích hoạt có chủ ý: chúng là một phần của phản ứng miễn dịch bẩm sinh.
Trong trường hợp này, dịch nhầy giúp tống khứ mầm bệnh, cơn sốt làm cơ thể bạn trở thành một môi trường nóng bức khó chịu, mà ở đó mầm bệnh khó tái tạo, và những cơn đau nhức và sự khó ở là sản phẩm phụ của các hóa chất gây viêm vốn đi khắp các mạch máu, và dựa vào đó các tế bào miễn dịch biết sẽ phải làm gì và phải đi đâu.
Trung Nam – Thoibao.de (Tổng hợp)
Triệu lời CẢM ƠN!
Hàng triệu người đã xem tin tức và các chương trình của chúng tôi. Ngày càng có nhiều người lựa chọn ủng hộ chúng tôi. Bởi vì cần có một tiếng nói độc lập, phản biện trên các phương tiện truyền thông cho Việt Nam.
Với sự ủng hộ của các bạn, sẽ giúp cho mọi người truy cập thoibao.de miễn phí. Bởi vì chúng tôi xem báo chí không chỉ là sản phẩm truyền thông, mà còn là hoạt động có ích cho cộng đồng.
Đã có hàng chục triệu lượt người mỗi tháng không phải trả bất kỳ khoản nào để xem tin tức trên thoibao.de, nhưng các bạn cũng biết, để có báo chí chất lượng thì chúng tôi phải đầu tư rất nhiều. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần sự hỗ trợ từ các bạn và người những ủng hộ.
1/ Qua Paypal, Visa, Mastercard, America Experess, Sepa Lastschrift:
2/ Qua chuyển khoản ngân hàng:
Tên tài khoản: Thoibao.de
IBAN: DE36 1005 0000 0190 636319
SWIFT: BELADEBE
Địa chỉ: Berliner Sparkasse, Ostseestr. 109, 10409 Berlin, Germany
Khi tài trợ hay chuyển khoản, các bạn ghi dòng chữ: Ủng hộ thoibao.de
Trân trọng cám ơn
Lê Trung Khoa – TBT Thoibao.de. E-Mail: info@thoibao.de Viber / WhatsApp / Telegram / Signal : +49 170 2363084
>>> Quan điểm về ‘bản sao Angkor Wat’ ở Đà Nẵng mà Campuchia đòi điều tra
>>> Việt Nam bắt giữ người từng được xem là ‘anh hùng môi trường’
>>> Con trai cố Tổng Bí Thư Lê Duẩn: “Chúng ta cùng hỏi nhân dân!”
Phạm Đoan Trang nhận giải thưởng của Anh và Canada dù bị VN cầm tù
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT