Nhà sư Thích Chân Quang gây tranh cãi với luận án tiến sĩ về nhân quyền

Link Video: https://youtu.be/EPtn9zXed3A

Luận án tiến sĩ của một nhà tu hành Phật giáo Việt Nam đang gây sự chú ý và phản ứng trên mạng xã hội, với đề tài của luận án là “Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam”.

Ông Vương Tấn Việt, pháp danh Thích Chân Quang có buổi bảo vệ luận án tiến sĩ luật học cấp trường tại Đại học Luật Hà Nội hôm 9 tháng 12 năm 2021 và được đăng tải trên Youtube.

Trong luận án, vị tu hành này tranh luận rằng con người ngày nay đang đòi hỏi quyền một cách quá đáng, và vì nhà nước phải đầu tư quá nhiều nguồn lực để “đáp ứng quyền” theo các điều ước quốc tế nên dẫn đến “nợ công”, vì vậy cần phải yêu cầu người dân thực hiện nghĩa vụ trước sau đó mới được hưởng quyền.

Ông này cũng hướng đến mục tiêu tạo ra một tuyên ngôn quốc tế về nghĩa vụ của con người để làm đối trọng với Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát của Liên Hiệp Quốc.

Mặc dù buổi bảo vệ diễn ra từ cuối năm ngoái, nhưng video về sự kiện chỉ thu hút dư luận sau khi được chuyên gia công pháp quốc tế Nguyễn Quốc Tấn Trung đăng đàn phản biện hôm 30 tháng 12.

Trả lời phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do, ông Trung cho biết lý do ông có video phản bác quan điểm của nhà sư trên:

Cái lý do tôi nghĩ là nên phải làm là vì cái lượng ảnh hưởng nó nhiều như vậy, mà có những cái điểm, theo quan điểm của tôi thì tôi cho là nó không hoàn toàn chính xác theo cái mục tiêu, nguyện vọng, và nền tảng của pháp luật quốc tế.

Và hai cái điểm này kết hợp với nhau, có nghĩa là một đề tài được quan tâm rất nhiều, bởi mọi tầng lớp rồi sau đó là nó có những cái điểm mà mình không đồng ý với nó và mình cảm giác là nếu mình không phản biện nó thì đôi khi nó có thể gây hiểu lầm.”

Ảnh: Sư Thích Chân Quang trong buổi bảo vệ luận án Tiến sỹ

Người đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Victoria, Canada cũng cho biết điều mà ông không đồng tình với Thượng toạ Thích Chân Quang:

Cái quan điểm của Thượng tọa Thích Chân Quang nhắc đi nhắc lại rất nhiều trong buổi bảo vệ luận án, cũng như trong luận văn của ông, rằng “nếu anh không thực hiện nghĩa vụ thì anh không thể có nhân quyền.

Cái giả định này, cái nền tảng của toàn bộ nghiên cứu này có một vấn đề rất lớn, nếu hỏi tất cả các chuyên gia nhân quyền, rằng nhân quyền phải dựa trên một cái nghĩa vụ nào đó thì hầu hết tất cả các chuyên gia sẽ không đồng ý với cách tiếp cận này.

Cần phải làm rõ với độc giả là nhân quyền nó không liên quan gì đến phúc lợi cả, bởi vì phúc lợi là thứ có thể đánh đổi bằng nghĩa vụ được, nhưng mà nhân quyền là thứ hoàn toàn khác, không thể đánh đổi bằng nghĩa vụ.”

Ông Trung cũng sử dụng phép so sánh khi cho rằng nhân quyền cũng như không khí, tức là điều hiển nhiên, con người sinh ra là đã có.

Chính quyền Việt Nam từ trước đến nay vẫn tuyên truyền rằng quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ, trong đó có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật, và đây cũng là lời bao biện điển hình cho những vụ đàn áp người bất đồng chính kiến, khi nhà nước chỉ cần nói rằng những người chỉ trích mình là những kẻ vi phạm pháp luật

Tuy nhiên, ông Trung cho rằng quan điểm phải thực hiện nghĩa vụ trước thì mới được hưởng nhân quyền của sư Thích Chân Quang còn thậm chí “cực đoan” hơn là những gì mà nhà nước Việt Nam vốn tuyên truyền.

Kể từ đó hàng loạt những bài phản biện đã được đăng tải trên Facebook nhắm đến luận án tiến sĩ của ông Thích Chân Quang.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, chuyên gia kinh tế, viết trên trang Facebook cá nhân của ông rằng sư Thích Chân Quang “nhầm lẫn hoặc cố tình đánh tráo khái niệm quyền với quyền lợi”, và rằng nghiên cứu của vị sư này có tính “phản khoa học”.

Một vài phản biện khác thì sử dụng lời lẽ gay gắt hơn khi cho rằng nhà sư này đang cố lấy lòng chính quyền Việt Nam, vốn không ưa gì việc cổ suý nhân quyền.

Trước đây, Thượng toạ Thích Chân Quang cũng đã gây tranh cãi khi trong một buổi giảng pháp ông đã nói rằng “Trung Quốc là anh còn Việt Nam là em”, và việc danh tướng Lý Thường Kiệt đem quân đánh Trung Quốc là “hỗn”. Ngoài ra ông cũng được chú ý khi tự nhận mình là cháu ruột của ông Hồ Chí Minh.

Ảnh: quang cảnh buổi lễ bảo vệ đề tài tiến sỹ của Sư Thích Chân Quang tại ĐH Luật Hà nội

Trên FB cá nhân, kiến trúc sư Dương Quốc Chính đưa ra nhận xét về Luận án ‘tiến sĩ Luật’ của Hòa thượng Thích Chân Quang như sau:

Trước tiên mình có một vài nhận xét về buổi bảo vệ, dựa trên clip.

Đây là một buổi bảo vệ được chuẩn bị rất công phu với lực lượng tham dự nhiều thày cô “tai to mặt lớn”, đại khái là có uy tín về chuyên ngành luật.

Đáng chú ý là còn có một sỹ quan của phòng An ninh chính trị nội bộ của Vũng Tàu (nơi có chùa mà ông Thích Chân Quang trụ trì) tham dự.

Một nhân vật đáng lưu ý nữa là GS Hoàng Chí Bảo, một chuyên gia về HCM, chuyên kể chuyện về cuộc đời của bác! Ông này đâu có liên quan gì đến luật đâu mà sao lại có mặt ở đây?

Cách đây mấy năm, có một clip lưu truyền trên mạng về hình ảnh ông Thích Chân Quang về thăm nhà thờ họ Hồ và kể chuyện về mối quan hệ với ông HCM.

Theo một số tư liệu khác chưa được kiểm chứng, nhưng kết hợp với clip trên thì có thể xác nhận là sự thật, cho biết rằng ông Nguyễn Sinh Sắc sau khi mất chức tri huyện Bình Khê thì vào Nam Kỳ làm thuốc, cải họ thành họ Vương.

Ông lấy một người vợ mới và có người con trai là Vương Tấn Nghĩa. Ông Nghĩa là bố của ông Việt tức thy Thích Chân Quang.

Có nghĩa là ông Việt là cháu gọi ông HCM bằng bác ruột, chứ không phải bác quốc dân. Có thể đó là lý do về sự có mặt của “nhà HCM học” Hoàng Chí Bảo và tại sao hội đồng chấm luận án này hùng hậu với những lời ca tụng luận văn của ông Việt toàn những lời có cánh!

Nghiên cứu sinh (NCS) Vương Tấn Việt giới thiệu các nhân vật có mặt và lời cám ơn có khi cũng mất tới 15 phút, vì đông quá, đa số là những nhân vật quan trọng nữa.

Khi NCS bảo vệ xong thì toàn bộ hội đồng phản biện, GV hướng dẫn… đều ca tụng hết lời bản luận văn như một kiệt tác làm mình tò mò quá dù nghe thày Quang nói mình đã thấy gờn gợn nhưng vẫn chưa dám ý kiến ý cò mà phải chờ đọc bản luận án đã.

Ảnh: ông Thích Chân Quang về thăm nhà thờ họ Hồ và nói rằng mình là cháu ruột ông Hồ Chí Minh

Đại khái ý thày là thế giới đang quá đề cao nhân quyền mà ít để ý tới trách nhiệm. Điều đó dẫn tới… nợ công tăng cao!

Nguồn lực xã hội sẽ không đáp ứng được. Nên thy viết luận văn này với ý đề cao nghĩa vụ của con người như một đối trọng với nhân quyền, hòng giải cứu thế giới khỏi nợ công, sự tàn phá môi trường và sự băng hoại đạo đức xã hội, là những hệ lụy của việc lạm dụng nhân quyền.

Nhưng sai lầm của thày là đánh đồng tất cả những quyền trong nhân quyền thành một loại liên quan đến vật chất rồi suy ra rằng NHÂN QUYỀN LÀM NGÂN SÁCH CẠN KIỆT VÀ GIA TĂNG NỢ CÔNG!

Việc cạn kiện tài nguyên, nguồn lực xã hội, làm tăng nợ công, hoang phí ngân sách có nhiều nguyên nhân. Nhưng ở Việt Nam, đối tượng nghiên cứu chính của luận văn, thì nguyên nhân chính không phải đến từ các quyền liên quan đến kinh tế (như phúc lợi xã hội) mà lại đến từ thể chế. Thày lại lảng tránh nguyên nhân chủ yếu này và vu cho thằng nhân quyền!

Chúng ta đã biết, thể chế CS dẫn tới các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thiếu hiệu quả, lương cán bộ công chức thấp và thiếu cơ chế kiểm soát chéo nên tham nhũng nhiều.

Chính tham nhũng và lãng phí (bởi các cơ quan/doanh nghiệp nhà nước) mới là nguyên nhân chính dẫn đến thất thoát ngân sách và làm gia tăng nợ công.

Các vụ án tham nhũng hầu hết đều tính tới đơn vị ngàn tỷ đồng. Trong khi phúc lợi xã hội ở Việt Nam thuộc loại thấp, chưa có trợ cấp thất nghiệp để đủ sống tối thiểu. Chi ngân sách nhiều và không hiệu quả là do bộ máy công chức trì trệ và cồng kềnh (đội ngũ ăn bám quá đông) chứ không phải do chi tiêu phục vụ nhân quyền quá nhiều.

Điều này cho thấy thày Quang ngụy biện rất trắng trợn nhưng vẫn được hội đồng giám khảo ca ngợi hết lời! Từ luận điểm ngụy biện trên, thày cảnh tỉnh thế giới là nếu tiếp tục ca ngợi thái quá Nhân quyền thì thế giới sẽ suy thoái và sụp đổ dần dần từ nước này tới nước khác.

Cái sai tiếp theo của thày Quang là việc đề cao quyền và lãng quên nghĩa vụ sẽ dẫn đến lối sống thờ ơ vô trách nhiệm, dẫn đến sự băng hoại về đạo đức xã hội như con cái bất kính với bố mẹ, học sinh bất kính thày cô, bố mẹ không làm tròn trách nhiệm nuôi dưỡng con cái, xã hội vô cảm trước điều xấu…

Không hiểu sao thày Quang lại có thể suy diễn đề cao nhân quyền tới những hệ lụy xã hội kia? Việt Nam hiện nhân quyền rất ít được tôn trọng mà những hệ lụy kia còn quá các nước Bắc Âu nơi nhân quyền được tôn trọng cao nhất. Điển hình là vụ em V.A bị bố mẹ đánh chết chính là do nhân quyền bị thiếu tôn trọng (quyền trẻ em, quyền không bị ngược đãi, tra tấn…). Đây là suy diễn phi logic rất cơ bản của thày Quang.

Thực tế thì quyền của kẻ yếu cũng chính là nghĩa vụ của kẻ mạnh. Nên trong quyền đã ẩn chứa nghĩa vụ của chính quyền đối với người dân. Nhưng trong luận văn này, thày Quang lờ tịt đi trách nhiệm của chính quyền trong việc thực thi nhân quyền cũng như nghĩa vụ của họ đối với nhân dân. Thày chỉ nói tới trách nhiệm của dân với chính quyền, phải trung thành với lãnh đạo!

Tổng kết lại thì bản luận văn này rất nguy hiểm đối với nền dân chủ còn chưa kịp nảy mầm ở Việt Nam. Người dân còn chưa kịp hưởng quyền thì thày đã dí ngay trách nhiệm vào, trong đó có trách nhiệm trung thành! Thy đã dùng phép ngụy biện rất trắng trợn để coi nhân quyền như con ngáo ộp nguy hiểm làm hại ngân sách và băng hoại đạo đức xã hội. Không hiểu thày là sư hay là sĩ quan an ninh nữa?! Mình biết anh em an ninh mới hay đi học luật chứ sư sãi thì mấy ai đâu.

Lan Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Ông ngoại Pfizer’, Học viện Quân y, những… ‘liên minh ma quỷ’?

>>> Đổi mới lần thứ hai: Đổi mới toàn diện là lối thoát sống còn!

>>> Nhà hoạt động Lê Trọng Hùng không nhận tội, bị tuyên án 5 năm tù

Khi nào quan hệ Trung – Việt sẽ đi vào ‘rốn’ bão?


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT