Link Video: https://youtu.be/HIPag3s84Z0
Với chiêu bài “giải cứu công dân” nhưng người Việt từ hải ngoại bị “chặt chém” với giá vé máy bay độc quyền cao trên trời, kèm theo đó là dịch vụ cách ly Covid-19 kiểu “cơm tù, cơm nhốt” tại các khách sạn cũng với giá chặt chém bị chỉ định bởi các hãng hàng không, là vấn nạn mới phát sinh trong cơn đại dịch Covid.
Hai chữ “đồng bào” hay “kiều bào” trở thành đối tượng cho các hãng hàng không “tha hồ bóp, nặn” với đủ thứ lý do được phụ họa bởi chính sách kiểm soát nhân danh dịch bệnh, bất chấp đó là con dân của mình trở về quê hương.
Tác giả Đào Loan trong bài viết trên trang Thời báo Kinh tế Sài Gòn (TBKT SG) cho rằng nên “kết thúc sứ mệnh của các chuyến bay hồi hương” – những chuyến bay mà hồi giữa năm ngoái từng khoác mỹ tự… “giải cứu”, bởi lẽ đối tượng được… “giải cứu” phải trả chi phí gấp bốn, năm lần mức bình thường.
Ngay dưới bài báo ấy, một bạn đọc phản hồi rằng:
“Thật vô lý và ngang trái. Bà con người Việt sinh sống và học tập ở nước ngoài, vốn đã chẳng dư dả gì. Mất việc làm do dịch Covid. Không nơi bấu víu phải về nhà nương náu người thân. Nhưng giá vé hồi hương cao quá! Vay mượn để về. Biết bao giờ trả hết nợ?
Vô lý hơn nữa, là các doanh nhân Việt có việc ra nước ngoài tìm kiếm đối tác, trang thiết bị phục vụ sản xuất. Khi rời việt Nam thì bay thoải mái với các hãng Emiretes, Quatar… Với giá vé cực rẻ. Nhưng khi trở về thì trần ai.
Họ phải đăng ký với ĐSQ Việt Nam tại các nước, chờ đợi xét duyệt. Còn bay theo các chuyến bay thuê chuyến của các DN du lịch thì phải trả từ 70 – 100tr.
Không phải DN nào cũng kham được trong thời Covid. Cái mất nhiều hơn là thời gian chờ đợi. Trong khi hàng ngày vẫn có rất nhiều chuyến bay rỗng của các hãng đến Việt nam.
Tại sao Chính phủ không cho phép các doanh nhân khi ra nước ngoài công tác chỉ cần đăng ký với phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hay UBND các tỉnh, TP?
Để khi trở về, họ có thể bay với bất cứ hãng bay nào. Về đến Việt nam tự đăng ký cách ly tại nơi cư trú, hoặc khách sạn như các nước đã và đang làm.
Nếu cứ duy trì như hiện nay, Chắc chắn hành khách Việt sẽ không còn gắn bó với các hãng hàng không Việt nữa đâu.”
TBKT SG nêu vấn đề rằng không ai hiểu được vì sao: Tháng nào cũng có rất nhiều hãng hàng không ngoại quốc thực hiện các chuyến bay không tải vào Việt Nam để đưa người từ Việt Nam đi các nơi.
Trong khi chính phủ các quốc gia khác, kể cả những lân bang với Việt Nam như Thái Lan mua lại chỗ trên những chuyến bay không tải vào Thái để đưa công dân Thái hồi hương thì Chính phủ Việt Nam không hề làm như thế.
Việt Nam tổ chức những chuyến bay không tải từ Việt Nam đi một số nơi để đưa công dân Việt Nam hồi hương và bắt họ trả chi phí gấp bốn, năm lần mức bình thường!
Ngoài TBKT SG, VietNamNet cũng đề cập đến nghịch lý mà những người Việt cần hồi hương đã cũng như đang phải chấp nhận nhưng ở một góc độ khác.
Để không bị cả hệ thống (cơ quan ngoại giao, một số doanh nghiệp hàng không, du lịch, lưu trú) thi nhau “bóp, nặn” (có người mất vài trăm triệu đồng), nhiều người Việt từ Đông Á, châu Âu, Bắc Mỹ,… cần hồi hương đã mua vé máy bay đến Campuchia, rồi từ Campuchia theo đường bộ về Việt Nam và tự chọn nơi cách ly, không cần phải bay về Đà Nẵng, Nha Trang,… rồi phải ở trong những resort, khách sạn sang trọng của Vingroup ở miền Trung.
Gần như không còn ai có cảm giác “ngạo nghễ” đối với những chuyến bay… “giải cứu” – “hồi hương”.
Hàng chục phản hồi sôi nổi của độc giả đối với bài viết “Gian truân về quê mẹ: Lận đô la bay qua Campuchia rồi vật vã xe đò tới Việt Nam” trên VietNamNet với thái độ ngao ngán, phẫn nộ.
Bạn đọc Tre viết rằng: Việt Nam là quốc gia duy nhất đóng cửa bầu trời đối với công dân của chính mình.
Bạn đọc Người Việt xa xứ than: Lẽ ra tổ quốc phải là nhà, quê hương phải giang tay đón con em mình trở về thì lại tạo muôn trùng khó khăn.
Bạn tên Chung cảm thán: Ôi, đây có còn là quê hương nữa không?
Bạn đọc Mạnh Hung: Không thể nói các Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài không có phần vì muốn được suất charter mỗi người phải nộp 600 USD (trong vé).
Trung Kiên nhận định: Giải cứu đồng bào mà giá cắt cổ. Vé do Đại sứ quán xét nhưng có mấy vé đúng đối tượng, tuồn hết ra chợ đen. Trong ngoài câu kết móc túi công dân. Nhà nước không thu được đồng nào cho ngân sách…
Bạn đọc “Đỗ Polak” nhận định: Các chuyến bay charter (thuê bay theo chuyến) tiếng là do chính phủ bảo trợ rõ ràng có lợi ích nhóm chi phối nên liên kết giữa Vietnam Airlines – Đại lý vé máy bay có tên An Bình – các khách sạn mới thu cả trăm triệu/người. Tiền đó vào túi ai?
Hãy thanh tra ngay Vietnam Airlines, An Bình, đó là sân sau của ai, ăn chia thế nào?…
Bạn đọc “Nên Yêu nước” góp ý: Polak, bạn không biết những chuyện kinh khủng phía sau giấy phép cho chuyến bay, chuyến đó về tỉnh nào. Họ ăn tàn nhẫn. Hãng bay, công ty du lịch và lưu trú không nhận được nhiều. Tiền đi đâu các bạn tự hiểu
Huynh Thanh Hung mong muốn: Quốc hội cho thanh tra, kiểm toán xem giá một vé bay giải cứu là bao nhiêu, thực sự đóng thuế là bao nhiêu thì sẽ lòi ra nhiều khoản khó giải trình vì không dễ hợp thức hóa.
Linh Tran bảo: Ai cũng nhìn ra đó là lợi ích nhóm. Dùng thủ tục để gây khó khăn cho một nhóm hưởng lợi!…
Đó cũng là lý do bạn Đinh Văn Vị nói: Ước gì ông Thủ tướng đọc bài này!
Trang Vietnamnet kể lại câu chuyện gian truân của những “khúc ruột ngàn dặm” này như sau:
Ngày 29/11, tôi mua vé hãng Korean Air từ Los Angeles (Hoa Kỳ) về Phnôm Pênh (Campuchia) với giá 1.140 USD.
Sáng 4/12, tôi lên máy bay từ phi trường, chuyến bay hầu như không còn chỗ trống. Máy bay lớn nhưng ước tính có tới 35-40% là người Việt Nam vì thấy nói tiếng quê hương ríu rít. Họ đều về Phnôm Pênh cả.
Ra khỏi cửa sân bay, rất nhiều taxi xếp hàng chờ khách. Tôi trả 15 USD cho cuốc taxi của mình. Người Campuchia thích USD nên chịu khó mang theo nhiều đồng đô la Mỹ lẻ để thuận tiện thanh toán, chắc Euro cũng đc chấp nhận.
Tôi book (đặt) trước một resort sân vườn 5 sao nằm trong thủ đô, giá một đêm đã bao gồm ăn sáng là 45 USD. 10h sáng, tài xế người Việt Nam chở tôi ra cửa khẩu và tính phí mỗi chuyến 80-90 USD. 14h chiều, xe tới cửa khẩu.
Khi tới cửa khẩu bên Campuchia, tôi thuê xe tuktuk hết 1.000 Riel Campuchia tức khoảng 55.000 đồng và tip thêm 2 USD. Tôi đưa thêm 10 USD cho nhân viên cửa khẩu nước bạn. Họ đóng dấu và cho đi.
Tính ra, tổng chi phí về nước hết khoảng 1.800 -1.900 USD (khoảng 44 triệu đồng). Mà lỡ không may tới ngày test Covid có trục trặc gì là sẽ mất luôn tiền không được trả lại một đồng nào.
Vì sao quá gian truân ?
Trên đây là toàn bộ hành trình hồi hương của một công dân Việt Nam có nhà tại TP.HCM. Chị vẫn đang ở một khách sạn cách ly tại Tây Ninh.
Diễn đàn nơi chị trao đổi thông tin hiện đã có gần 10.000 thành viên tham gia. Họ ở khắp các quốc gia trên thế giới như Úc, Hoa Kỳ, Canada, Đức,… cùng chia sẻ nhau những kinh nghiệm tự về nước qua đường Campuchia.
Diễn đàn thống nhất nội quy nói không với quảng cáo và nói không với những chuyến bay charter.
Họ cùng giúp nhau tìm đường về quê mẹ và đã có rất nhiều người Việt trở về theo cách này.
Không may mắn như nhiều thành viên của diễn đàn, trước đó, bạn của TS. Lương Hoài Nam từ Hoa Kỳ về Việt Nam phải trả số tiền lên tới 150 triệu, 240 triệu đồng. So sánh với mức giá các chuyến bay giải cứu của Vietnam Airline giai đoạn tháng 3-4/2020, có chi phí 1.200 USD từ Hoa Kỳ và 1.600 USD từ Canada thì số tiền để công dân Việt hồi hương đã tăng lên 3-4-5-6 lần.
Đó là giá gói “combo về nước” mà khách hàng trả cho đại lý. Câu hỏi được đặt ra, với sự chênh lệch lớn như vậy thì tiền sẽ chảy vào túi ai Túi của các hãng hàng không hay túi của các cơ sở lưu trú? Các đại lý sẽ hưởng lợi bao nhiêu từ hành trình hồi hương của đồng bào ta.
“Chúng ta thừa hiểu câu chuyện ở đây là gì. Không thể vì lợi ích của một số đường dây chặt chém như vậy”, ông Nam nói với phóng viên báo Vietnamnet.vn.
Hải Yến – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Frank Snepp giải thích Hoa Kỳ đã ‘bỏ rơi’ Việt Nam Cộng hòa như thế nào
>>> Bang giao Trung – Việt: Liệu có phải sự im lặng trước cơn bão?
>>> Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm nghĩa trang Vị Xuyên: tín hiệu gì?
Nhân quyền không phải là miếng ăn
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT