Ý kiến trái chiều xung quanh đám tang của Đức pháp chủ Phật giáo Việt nam

Link Video: https://youtu.be/wslWA05iN_s

Đức pháp chủ Phật giáo Việt nam, Hòa thượng Thích Phổ Tuệ qua đời ở tuổi 105 đem lại nhiều câu chuyện đáng ghi nhớ về cuộc thanh bần của một bậc chân tu.

Tuy nhiên hình ảnh đám tang sử dụng chiếc quan tài đắt tiền, “kim quan đúc bằng gỗ nguyên khối trăm năm tuổi”, đi ngược lại lời di huấn của vị Hòa Thượng đáng tôn kính khiến nhiều người dân tỏ ý bất bình.

Người chân chính thường bất hạnh, sống bị mượn danh chết bị mượn xác.” FB Trần Anh Quốc đưa ra bình luận.

Tiến sỹ Hán nôm Nguyễn Xuân Diện tự sự rằng:

Thực lòng hôm nay, từ Tổ đình Viên Minh ra về, lòng rất buồn. Và nghĩ là Hoà thượng thật vô cùng thông tuệ, quá hiểu Đạo và Đời nên mới để lại Di huấn rằng: “Nếu quý vị tưởng nhớ tới tôi thì niệm danh hiệu Phật và tụng thời kinh tại trụ xứ của mình hồi hướng công đức cho thế giới hoà bình, nhân sinh an lạc“.

Xếp hàng rồng rắn, nhưng bị các đoàn quan chức và các đại gia chen ngang, nên mãi mới vào trước linh đài đảnh lễ kim quan được. Càng quan chức to thì lời xướng trên loa càng dài và lời dẫn lời mời càng dài, chờ càng lâu.

Và nhìn ra xung quanh kim quan thì thấy người ta không làm theo Di huấn của Ngài, kể cả là kim quan nữa!”

Ảnh: Đám tang linh đình cùng chiếc “kim quan đúc bằng gỗ nguyên khối trăm năm tuổi” bên cạnh hình ảnh đời sống thanh bần của bậc chân tu khiến nhiều người không khỏi chạnh lòng

Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh viết trên Facebook cá nhân rằng:

VÙI DẬP BẬC CHÂN TU

Ông cụ viên tịch, để lại chút dư âm trong sáng và được nhiều người dân xem là bậc chân tu quý hiếm trong thể hồng trần mông muội này, chúng  cũng tìm cách vùi dập không thương tiếc bằng một đám ma phù phiếm đầy tính tham sân si chỉ dành cho bọn trọc phú vô học.

Kẻ nào đã phá tan nát Phật Giáo từ trong ra ngoài?”

Chiếc hòm không nhiều tiền nhưng nguyên một cây cổ thụ trong rừng đấy. Mỗi người chết chơi một cây vậy là giết người hàng loạt qua lũ quét đấy.”

FB Thợ Gò bình luận:

Khi Đức Phật viên tịch thì cũng nằm dưới gốc bồ đề, nhục thân cũng chỉ đốt bằng củi. Nay mấy ông này học Tàu bày vẽ ma chay linh đình, cái hòm bằng gỗ quý thì mới gọi là cung kính. Bởi vậy sư sãi giờ nhiều ông tự xưng họ Thích, nhưng không phải Thích Ca Mâu Ni mà là thích đủ thứ là vậy.”

FB Hạnh Vũ Xuân cho rằng:

Đơn sơ nhẹ nhàng thì toát lên đạo hạnh cao thâm. Hào nhoáng hoa hòe, xa hoa, phô trương thì toát lên sự phù phiếm. Tiếc thay!”

Nguyên khi còn sống Hòa thượng có lời dặn dò về lễ tang của mình rằng: “Sau khi tôi theo hầu Phật Tổ thì không được tổ chức tang lễ linh đình, nghi lễ hết sức giản đơn, ngắn ngày theo truyền thống đạo Phật và tổ chức tại chùa Viên Minh.

Đề nghị không vòng hoa phúng điếu, không tiểu sử dài dòng, không tiêu tốn thời gian và tổn hại công đức của Tăng Ni và Phật tử. Nếu quý vị tưởng nhớ tới tôi thì niệm danh hiệu Phật và tụng thời kinh tại trụ xứ của mình hồi hướng công đức cho thế giới hoà bình, nhân sinh an lạc“.

Ảnh: Chùa Giáng – Viên Minh tự, nơi vị Pháp chủ Phật giáo trụ thế trăm năm tu tập, tự cày ruộng làm vườn mà sống

Dù được suy tôn ở ngôi phẩm cao nhất của Phật giáo Việt nam, ông vẫn ở ngôi chùa làng – chùa Giáng, còn gọi là Viên Minh tự để kế thừa tổ nghiệp và từ chối di chuyển đến chùa Quán Sứ.

Ngài không muốn xây chùa to, đúc tượng lớn vì ở nơi đó lòng tham sẽ dày thêm và nghiệp thêm nặng.”Chùa không nên có tiền, tôi không ở gần tiền được“.

Bí quyết sống lâu của hòa thượng chỉ là “trước hết phải sạch sẽ từ thân đến tâm“.

Thầy là người trực tiếp cày ruộng, cuốc đất, trồng rau để tự nuôi mình mà không bao giờ nhận của phật tử một đồng tiền, bát gạo nào.

Phật tử đến thăm chùa, thăm Ngài, ai có biếu tiền Ngài đều cho vào mấy cái chum để tiền của chùa chứ không để riêng. Cách đây khoảng hai mươi năm có thôn cùng xã xây chùa lên xin Ngài tiền để xây; Ngài mở mấy cái chum ra bốc cho mấy bốc được bao nhiêu lấy bấy nhiêu chứ không đếm.

Có một quý thầy kể lại, vào khoảng năm 2008, nhằm đấu tố Hòa Thượng Thích Quảng Độ, bấy giờ là Xử lý Thường vụ Viện Tăng thống, Giáo hội Phật giáo Việt nam thống nhất – Chính quyền thông qua các cơ quan truyền thông đã phỏng vấn nhiều nhân vật Phật giáo, khi hỏi Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Ngài đáp rằng: “Trong Phật giáo có hai dạng Bồ Tát, thuận hạnh và nghịch hạnh. Thuận hạnh thì dễ biết dễ nói. Nghịch hạnh thì bất khả tư nghì, không thể nói được…” – Lời thâm thúy này, quả thực không những là yếu chỉ Phật Giáo mà còn thể hiện toàn diện tinh thần xuất thế của các bậc chân tăng Phật Giáo, để nhập lưu vào dòng sử Việt.

Ảnh: Được suy tôn ngôi vị cao nhất của giáo hội nhưng sinh thời, hòa thượng Thích Phổ Tuệ từng nhắn gửi mọi người đừng gọi mình là Pháp chủ, mà hãy cứ nhìn ông “như một lão tăng thanh bần sống trong ngôi chùa làng”.

Khi Ngài được suy tôn là Đức Pháp Chủ, Ngài quyết từ chối. Các chư tôn đức của Giáo hội kéo về chùa Ngài để ép Ngài, một trong những lý do là để Ngài lo quán xuyến việc hoàn thành bộ Đại Tạng kinh tiếng Việt.

Sau khi từ chối không được, Ngài ra điều kiện là Ngài vẫn ở lại trong ngôi chùa làng chứ không ra ở chùa Quán Sứ, Hà Nội.

Sống được bao nhiêu năm không phải là thước đo giá trị của đời người. Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho đời, cho đạo. Ngài Trần Nhân Tông chỉ ở đời có 51 năm, ngài Pháp Loa có 47 năm mà công nghiệm thì bất khả tư nghì.

Tôi trụ thế đến nay đã hơn trăm năm, ở chùa cũng đã gần trăm năm, nghiệp là tu hành, nuôi thân chủ yếu bằng nghề làm ruộng, chưa từng dám lạm dụng một bát gạo, đồng tiền của tín thí thập phương, bao giờ chư Phật, chư Tổ cho gọi thì về thôi” – hòa thượng Thích Phổ Tuệ có lần chia sẻ với báo Tuổi Trẻ.

Trái ngược với xu thế chùa to tượng lớn, xây chùa phá rừng, xây chùa để kinh doanh Phật. Dựng tượng Phật để móc tiền dân đã trở thành một vấn đề nhức nhối tại Việt Nam từ nhiều năm nay.

Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, có nói một câu mà báo chí và dân mạng nhắc đến nhiều trong mấy ngày gần đây: “Trong chùa không nên có tiền, tôi không ở gần tiền được”.

Ảnh: chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng các lãnh đạo Đảng và nhà nước VN viếng đám tang Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ

FB Thái Hạo có bình luận rằng:

Thực ra đây là giới luật hiển nhiên trong nhà Phật, không phải điều gì kỳ đặc và phi phàm cả. Người xuất gia chân chính không được cất giữ tiền bạc.

Tại sao có điều ấy. Vì có thì sợ mất, sợ mất thì tâm bất an; có tiền thì dục lạc dễ sanh, rồi xây cất chùa to tượng lớn, mua sắm không dứt; tiền bắt con người làm nô lệ, chạy theo không bao giờ dừng được…

Chỉ có điều lạ là, tại sao một giới luật thông thường như thế mà các vị sư ngày nay không mấy ai biết đến ư? Họ không biết hay không muốn biết? Trong Phật pháp, điều luật này gần như là bài học vỡ lòng của mẫu giáo vậy đó.

Tại sao Phật lại lựa chọn một cách “tiêu cực” như vậy để tu hành? Vì tâm con người vốn yếu đuối, nó không đủ mạnh mẽ, không đủ dũng khí để đoạn dứt được khi tắm mình trong sự cám dỗ tứ phía. Có tiền trong túi mà không mua sắm là khó, nhưng không có tiền thì…thôi, nó dễ hơn nhiều.

Chính bởi cái bản tính tham lam khó kìm giữ này, ông Phật hiểu hơn ai hết nên mới chế ra cái luật cấm học trò giữ tiền.

Tất nhiên con người xã hội thì không áp dụng phương pháp này được, nhưng nó vẫn cần những cách khác nhằm đạt đến mục đích ngăn mầm tội ác.

Người ta tiếc cho ông Nguyễn Quang Tuấn, một “nhân tài đất Việt” đã sa chân vào hố sâu tội lỗi khi ăn tiền trên sinh mạng dân chúng, nhưng kỳ thực, điều ấy không có gì lạ cả. Còn cái “cơ chế” này thì còn hàng vạn ông Nguyễn Quang Tuấn như thế nữa.

Người tu hành ngày nay phần nhiều ngụy biện, họ nói có tiền cũng tốt, vì để hoằng pháp, để phổ độ chúng sinh, để làm phật sự, hành hạnh bồ tát đạo v.v. Phần nhiều là nói láo cả. Chùa đất Phật vàng.

Trong lịch sử Phật giáo, các vị cao tăng thạc đức đều xa lìa vật dục, sống thanh bần tự an, vô cầu vô dục nhưng lại thường để lại di sản tinh thần vô giá cho con người.”

Ảnh: hàng loạt công trình xẻ núi làm chùa liên tục xảy ra suốt 20 năm qua

 Trung Nam – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Khó khăn chồng chất sau thời giãn cách

>>> Những món nợ Trung Quốc tiềm ẩn và rủi ro chính trị cho Việt Nam

>>> ‘Không gian sinh tồn của Việt Nam’ không thể là vấn đề nội bộ của Trung Quốc!

Cảnh sát Đức: Người Việt Nam nhận làm cha giả, hôn thú giả phổ biến tại Berlin


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT