Việt Nam: Bất ngờ 13 tỉnh miền Tây đề nghị tạm ngưng đón dân về trong 15 ngày

Link Video: https://youtu.be/dTSuE1JpFic

Ông Trần Văn Lâu – chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng – nói ông cùng lãnh đạo 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã kiến nghị tạm ngưng cho người dân tự về quê, theo báo Tuổi trẻ.

Ông Lâu cho biết những ngày qua, người dân từ các tỉnh, thành phố đổ về quê quá đông. Riêng đêm 2/10, có khoảng 20.000 người tự về quê, đông nghẹt một đoạn quốc lộ 1.

Như vậy chỉ trong vài ngày, đã có gần 30.000 người tự về quê. Năng lực tiếp nhận của Sóc Trăng chỉ khoảng chừng này, nếu bà con về thêm nữa, sẽ vỡ trận“, ông Lâu nhận định.

Theo nhận định của Thoibao.de thì suốt mấy tháng qua, Chính quyền đã tước đoạt hoàn toàn quyền tự do đi lại của người dân.

Nay việc trở về quê tìm đường sống sót là bởi vì Chính quyền đã hoàn toàn thất hứa, người dân lo sợ chết đói là sự thật và cũng không còn tiền trả cho phòng trọ vì thất nghiệp quá lâu.

Đây là quyền Sống, một quyền tự nhiên căn bản, vì thế bất chấp sự ngăn chặn của hàng rào kẽm gai và lực lượng CSCĐ hùng hậu, bất chấp bị đánh đập, bị ngủ đêm giữa đường, người dân vẫn cứ thoát thân tháo chạy khỏi TpHCM.

Lý do mà 13 tỉnh miền Tây đưa chỉ là biện bạch và không đếm xỉa gì đến sức khỏe và sinh mạng của người dân trên quê hương mình. Các lãnh đạo Cộng sản gần như không có khái niệm gì về Quyền con người mà Quyền Sống là một quyền cốt yếu đầu tiên.

Ở An Giang, sáng 3/10, ông Nguyễn Thanh Bình – chủ tịch UBND tỉnh An Giang – nói trong đêm 2/10, người dân về quê trên 10.000 người. Đến 8h30 ngày 3/10, số người về tỉnh An Giang đã lên trên 15.000 người. Các huyện đã tổ chức đón về 5.221 người. Hiện còn lại 9.966 người chưa bố trí cho các huyện.

Ông Bình nói tạm thời cho tất cả bà con tại các trường học hay nhà thi đấu đa năng của TP Long Xuyên để làm nơi tiếp nhận. Sau đó, tỉnh sẽ giao lại cho các huyện, thị, thành phố.

Bà con về quê tự phát làm tỉnh quá tải sức chứa. Hầu như các trường học trong tỉnh đều trở thành khu cách ly“, ông Bình nói.

Ảnh: Ông Trần Văn Lâu – chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng

Tuy nhiên, ông cũng nói rằng tình hình dịch bệnh trong tỉnh vẫn đang diễn biến phức tạp, các ca mắc trong cộng đồng tiếp tục tăng, đặc biệt các ổ dịch mới phát sinh trong thời gian gần đây tại các huyện cù lao Phú Tân, Tân Châu và Chợ Mới.

Qua xét nghiệm, sàng lọc trong ngày 1/10 đã có trên chục trường hợp dương tính Covid-19. Việc về ồ ạt, tập trung như hiện nay rất nguy hiểm trong công tác kiểm soát dịch bệnh Covid-19. Nếu không khéo, cả vùng ĐBSCL sẽ trở thành vùng đỏ do dịch lây lan“, ông Bình nói thêm

Còn Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp – nói rằng trong đêm 2/10, có trên 15.000 người dân đổ về quê. Tính từ ngày 1-10 đến nay, Đồng Tháp đã tiếp nhận trên 20.000 người về quê.

Tại Trà Vinh, ông Kiên Sóc Kha Giám đốc Sở Y tế cho biết tỉnh đã tiếp nhận trên 1.700 người về quê và vẫn còn nhiều người đang chạy xe máy về. Qua xét nghiệm nhanh và rRT-PCR, cơ quan y tế phát hiện hai ca dương tính. Theo ông Kha, khả năng còn nhiều F0 trong đoàn người về quê.

Còn ở Cà Mau, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Văn Dũng cho biết có hơn 1.600 người về quê bằng xe máy được đưa vào các khu cách ly tập trung. Các khu cách ly của tỉnh này hiện có sức chứa gần 4.000 người.

Báo chí ở Việt Nam cũng cho biết vào tối 1/10, hàng trăm người dân đi xe máy chở theo đồ đạc đã tập trung trên quốc lộ 13, đoạn qua địa bàn phường Phú Thọ, TP.Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) vì muốn về quê ở các tỉnh miền Tây.

Một đoạn video tranh cãi truyền đi trên mạng internet ngày 1/10 dường như cho thấy dân quân tự vệ tỉnh Bình Dương vụt gậy vào nhóm dân chúng đi xe máy đòi mở chốt về quê.

Chiều 2/10, tại Hội nghị cung cấp thông tin báo chí của Bình Dương, Đại tá Trịnh Ngọc Quyên, Giám đốc Công an Bình Dương, đã giải thích về vụ việc. Ông nói: “Công an không hề tấn công người dân, chỉ giữ 3 người có hành vi kích động đưa về phường xử lý. Sau đó, 3 người này đã thừa nhận hành vi vi phạm và xin bỏ qua. Chúng tôi đã để họ về lại nơi cư trú“.

Theo báo Dân Việt, chủ yếu đây là những người có hộ khẩu tại các tỉnh miền Tây là lao động bị mắc kẹt tại tỉnh Bình Dương trong đợt dịch Covid-19.

Chỉ vài ngày trước, cũng tại TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương, ông Võ Thanh Quan – Bí thư Đảng ủy phường Vĩnh Phú, Thuận An, đã trực tiếp gửi lời xin lỗi đến chị Hoàng Thị Phương Lan về hành động phá khóa cửa, cưỡng chế chưa phù hợp với quy định.

Nhiều người cho rằng, chính quyền ở các tỉnh, thành phố chưa có kế hoạch thực sự cho việc đưa đón công dân của mình về lại địa phương. Bằng chứng là cứ mỗi thời điểm mà chính sách những thành phố lớn như TP HCM thay đổi, dòng người lại đổ về các cửa ngõ để về quê vì họ không trụ được nữa.

Ảnh: đoạn video cho thấy 1 người bị cảnh sát đánh gãy chân bất chấp tiếng kêu gào đừng đánh người của một phụ nữ khác. Trong khi đó CSCĐ và dân phòng dùng gậy vụt tới tấp vào người dân

Một người dân tại TP HCM chia sẻ với BBC News Tiếng Việt:

Chính sách chống dịch của TP HCM làm nhiều người dân, đặc biệt là người lao động không chủ động lên kế hoạch được nên họ trở nên hoảng loạn.

Họ nghe thành phố mở cửa là phải tranh thủ về vì sợ tiếp tục bị kẹt lại. Mặt khác, họ ở lại cũng không có việc làm và có khi đói ăn nên đổ hết về quê để đỡ tiền thuê nhà, tiền ăn uống.

Bây giờ các nhà máy, xí nghiệp cũng cố mà cầm cự nên họ cũng chưa vội tuyển người vội.

Cùng đường, người dân phải cố mà về. Tôi còn thấy video quay cảnh tượng đau lòng, nhiều người dân khóc quỳ xuống vái lạy lực lượng chức năng đang chặn đường về quê của họ.”

Nhiều tháng qua, các chủ nhà trọ dường như đều miễn hoặc giảm tiền cho công nhân thuê nhà, có khi chủ nhà phải cho thêm vì người lao động họ khổ quá.

Có những dãy trọ nằm trong hẻm sâu, trong khu vực phong tỏa nên khó nhận được hỗ trợ. Vì vậy, chuyện mà họ tìm cách về quê tôi nghĩ ai cũng hiểu, chỉ còn chờ lãnh đạo giải quyết, sắp xếp thế nào để có thể kiểm soát được mặt dịch tễ.”

Tính đến hôm nay, cả nước ghi nhận tổng cộng 798.624 ca nhiễm, 19.601 ca tử vong.

Bình luận về cuộc tháo chạy khỏi Sài gòn và chính sách ngăn chặn người dân về quê tìm đường sống sót qua cơn đại dịch, nhà hoạt động Phạm Minh Vũ viết trên FB cá nhân như sau:

Nỗi đau tận cùng…

Năm đứa nhỏ cùng đôi vợ chồng lội bộ băng phố trong đêm, không biết giờ đã tới đâu rồi? Hai đứa bé ngồi lên xe để Cha đẩy về Trà Vinh dưới màn mưa không biết có an toàn không?

Một thai phụ về quê nhưng mắc kẹt ở chốt Long An, và đứa bé sắp chào đời đã vĩnh viễn không thấy ánh mặt trời, bởi vì những quyết sách vô nhân đạo của Chính phải ngăn cấm người lao động trở về quê.

Trong cuộc loạn ly những tháng ngày vừa qua, nhất là đợt “đào thoát” mấy ngày trở lại đây của hàng vạn người tỏa đi từ “miền đất hứa” để về quê nhà, Bắc có, Trung có và Miền Tây cũng có…

Dường như, mỗi người mỗi vùng quê là cả câu chuyện dài, mỗi thân phận tha hương gánh trên vai nặng trĩu những tủi hờn lo lắng, ẩn đằng sau giọt nước mắt mỗi khi có ai chạm đến có khi là một bi kịch.

Ảnh: Trong số hàng ngàn người đi xe máy về quê, có một nhóm 8 người, trong đó có 5 trẻ em cùng bố mẹ đi bộ từ Bình Dương về An giang. Họ bị thất nghiệp quá lâu, không còn tiền đóng trọ, không còn tiền ăn.

Khi họ quyết ra đi lên phố lập nghiệp ,có người bán bớt gia sản dưới quê, lên đây với hai bàn tay trắng, và nay họ trở về cũng trắng đôi bàn tay. Họ đã bị bỏ rơi, họ là nạn nhân của những quyết sách chống dịch sai lầm, lệch lạc không theo khoa học, chống dịch theo lợi ích nhóm.

Với bao lo âu, nhọc nhằn và tuyệt vọng để về quê. Thế mà lãnh đạo tỉnh ra kiến nghị ngăn cấm họ về để tỉnh khỏi mệt – 13 tỉnh mới đây kiến nghị như thế.

Tỉnh ra văn bản tỉnh, TW cũng ra văn bản TW, TW sợ không có lao động nên chặn không cho về, sợ doanh nghiệp không sản xuất thì TW bị thất thu. Thì ra, địa phương đuổi Dân đi, TW cấm Dân về tất cả chỉ là vì lợi ích của các quan các cấp. Chưa một lần, những kẻ ra quyết sách chống dịch lại đặt mình vào vị trí của người Dân để hiểu họ, để thấy những khổ đau mà người Dân đang chịu đựng.

Không lo được cho dân nhưng, lại lợi dụng dịch để tận thu như test đại trà, lại quả từ Vaccine tàu..

Thổi bay nền kinh tế nát như tương, đưa Nhân dân về cảnh đói nghèo lầm than bằng cách ngăn sông cấm chợ, gom F0, F1 vào một chỗ dẫn đến lây chéo, trong điều kiện tồi tàn không đủ năng lực chữa trị dẫn đấn hai vạn đồng bào chết oan uổng tức tưởi.

Sự thất bại lớn nhất của Chính phủ trong trận dịch cúm tàu không chỉ là con số người chết, người lao động đói khổ, kinh tế suy sụp, chuỗi cung ứng đứt gãy…, hệ thống y tế vỡ trận, Quyền Con Người bị chà đạp thô bạo…mà sự thất bại lớn nhất còn là sự mất niềm tin hoàn toàn ở người Dân đối với chế độ cai trị họ.

Hải Yến – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Miền Trung Việt Nam: Dịch chưa qua, bão sắp đến!

>>> Bình Dương: Muốn về quê, xô xát giữa dân và cảnh sát

>>> Cải tổ chính trị từ việc giải mã trường hợp “không thể kỷ luật” nguyên Tổng Thống Nguyễn Tấn Dũng

Công an, dân phòng đập dân „như bổ củi“


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT