Link Video: https://youtu.be/V6LjboDBa4w
Hôm qua, 15/8, lại có hàng ngàn người tháo chạy khỏi TPHCM. Đây là lần thứ hai, ba tuần sau lần đầu, nhiều người không thể ở lại nơi họ kỳ vọng.
Hết tiền chi trả nhiều khả năng vẫn là nguyên nhân chính của cuộc tháo chạy. Quyết định giãn cách thêm một tháng kể từ hôm qua dường như là giọt nước tràn ly.
Chính quyền “động viên” người dân “ai ở đâu, ở đó“. Nhưng ở đâu, ăn gì, ai trả tiền? Nhức nhối này người dân dường như phải đối mặt từng giây.
Hình ảnh những em bé còn rất nhỏ theo bố mẹ chạy trốn, cảnh tượng nhiều người vật vã trên đường lại dấy lên bất bình trên mạng xã hội của người Việt Nam.
Sự cảm thông
Danh khoản Lý Gia Hạo không ngăn cảm xúc của mình: “Người lao động họ thất nghiệp nay gần ba tháng. Tiên ăn tiền nhà tiền sinh hoạt tiền sữa cho con tiền góp sách…. trong khi vật giá thì tăng cao đi lại khó khăn… nghĩ tới thôi đã nước mắt tuôn trào.”
Chailu Habu viết: “Nhìn cảnh đoàn người xe gắn máy ràng rịt đèo nhau tìm cách thoát khỏi Sài Gòn về quê lần này, có lẽ ai cũng thấy cay khóe mắt. Ai cũng cảm thấy mình có lỗi, vì mình chẳng thể làm được gì. Một cảm giác bất lực tột cùng.”
Còn đây là cảm tưởng của Des Tiny: “Ở lại thì không có gì để ăn,không có tiền đóng trọ,ra đường ở thì vi phạm chỉ thị, đi về quê thì không có đường về…nói chung là không lối thoát…”
Lo cho thân phận của người Việt Nam, Lê Vũ nói: “Ở Sài Gòn không đặng, về quê cũng không được, rồi họ sẽ ra sao? Không lẽ làm người tứ cố vô thân ngay trên đất nước mình?”
Dân không nhận được tiền hỗ trợ
Chính phủ Việt Nam nhiều lần cho biết họ đã tung gói hỗ trợ 62 ngàn tỷ vào tháng 4/2020. Sau đó, tháng 7/2021, thêm 26 ngàn tỷ hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do COVID-19.
Tuy thế, thực tế có vẻ khác xa. Từ lâu đã xuất hiện cụm từ “lên TV mà nhận hỗ trợ“. Nhiều người công khai phản biện trên Facebook.
Hồ Văn Tẻn viết: “Tiền hỗ trợ dân nghèo thì chỉ hô khẩu hiệu, tiền hơi nhưng dự án tượng đài khắp nơi thì phải chi cho bằng được, tiền thật, bất chấp dân sống chết ra sao.”
Pham Văn Lam tổng kết: “Chờ được đồng tiền của Nhà nước đến tay thì dân đã chết đói lâu rồi. Lịch sử đã chứng minh việc cứu đói bằng sắn gạc nai thời bao cấp và cứu đói trong lũ lụt miền Trung. Nhà nước ra cam kết ở lại nếu chết đói thì lãnh đạo đi tù thử xem dân ở lại ko ?(!).”
Còn danh khoản Anh Tran thì cho rằng: “Hầu hết dân lao động ngoại tỉnh đều không nhận được sự hỗ trợ nào từ chính quyền. Và hầu hết họ đều là những lao động nghèo. Nếu buộc họ ở lại thì nguy cơ chết đói, chết bệnh còn cao hơn chết vì dịch Covid 19.”
Dân sẽ hiểu?
Các biện pháp chống dịch, cũng như các chính sách của chính quyền dường như đang gặp phải sự hoài nghi ngày càng dâng cao trong dân chúng.
Đây là phát biểu của danh khoản Нят Нгуен Ван: ” Đã ba tháng rồi, mọi thứ đã cạn kiệt. Họ biết thế nào là cứu trợ của chính quyền. Về bây giờ về cũng gian khó, nhưng ở lại thì không thể. Đây là minh chứng cho sự thành công của các chính sách sau khi xẫy ra vụ tháo chạy lần một. Vĩ mô và vi mô đều có vấn đề.”
Nam Nguyên cho rằng: “Cứu trợ thì không mà lại còn lập chốt không cho tiếp tế lương thực thực phẩm, rào đường đuổi chợ khồn cho mua bán. Dân nghèo lấy gì ăn? Mấy ông cứ nghĩ dân giàu có đồ ăn tiền của đầy nhà như các ông sao?”
Danh khoản Vũ PhanAnh nêu mấy sự kiện gần đây: “Dân thì dáo dác ngác ngơ đùm túm chạy như vậy không lẽ các vị không thấy sao?! Vậy các vị có thấy nó trái ngược với cảnh quan nhân xe rồng máy lạnh đưa con ra sân bay đi Tây học không? Các vị thấy quan nhân đi đánh golf không?”
William Phạm đúc rút: “Sau đợt covid này chắc sẽ có nhiều người dân “giác ngộ” ý thức chính trị cách mạng lắm đây. Kiểu như Cuba vậy đó, dân đói quá thì tự động tràn ra đường thôi!” Tuong Vu cho rằng: “Nhờ dịch covid mới thấy được sự thât của nhà nước . Khỏi cần tuyền truyền chi mắc công. dân giờ nó tự biết nhà nước tốt hay xấu.”
Hôm qua, Phó bí thư Thành ủy Phan Văn Mãi cho biết TP.HCM “giãn cách xã hội” thêm một tháng, tập trung mọi nguồn lực để kiểm soát được Covid-19 trước ngày 15/9 theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Theo VnExpress, tính đến chiều qua, TPHCM có 4.516 ca nhiễm, tổng số 149.286 ca.