Nguyễn Phú Trọng “Đốt lò” hay nuôi tham nhũng?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=KIHFMvlsL4s

Trong sạch, chống tham nhũng là phẩm chất đầu tiên của lãnh đạo năm nay, Đảng đặc biệt nhấn mạnh điều này. Điều nhấn mạnh tiếp theo là cấm chạy chức chạy quyền.

Cuối tháng 9/2019, Bộ Chính trị ra hẳn một Quy định số 205 dành riêng cho nội dung nói trên. Tên nó là “Quy định về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức chạy quyền”.

Để chống lợi dụng quyền hạn, lạm quyền, lộng quyền, hoặc không thực hiện đầy đủ quyền hạn trách nhiệm để thực hiện chức trách, Bộ Chính trị đề ra 40 giải pháp tỉ mỉ.

Chúng gồm các quy định vô cùng chi tiết được áp dụng với 5 nhóm nhân sự cụ thể, kèm với một phần xử lý kỷ luật.

Có 25 biện pháp để chống chạy chức chạy quyền, cũng cụ thể tỉ mỉ tương tự.

Xin điểm qua cho quý vị hình dung.

5 nhóm nhân sự được kể tên bao trùm tất cả những ai liên quan đến việc sắp xếp cán bộ, từ cá nhân, tổ chức lãnh đạo, cấp ủy đảng, người đứng đầu công tác nhân sự ở tổ chức hay địa phương, người tham mưu, đề xuất, đến bản thân đối tượng được xem xét cất nhắc hay hạ cấp, cho thôi chức, về hưu.

Các biện pháp cũng đi từ rất chung chung như “thể hiện rõ chính kiến”, “kiên quyết đấu tranh với sai phạm”, “không được tư riêng để vụ lợi” “phải tự giác” “lãnh đạo chỉ đạo nghiêm túc” “thảo luận thật sự dân chủ”… cho đến vô cùng cụ thể như “Không bố trí vợ, chồng, bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng, con, anh chị em ruột cùng đảm nhiệm các chức danh có liên quan như: Bí thư, phó bí thư, trưởng ban tổ chức, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra cùng cấp uỷ; chủ tịch UBND và người đứng đầu cơ quan nội vụ, thanh tra cùng cấp trong cùng một địa phương; thành viên trong cùng ban cán sự đảng, đảng đoàn; người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong cùng địa phương, cơ quan, đơn vị”, hay “ Không được gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi với nhân sự trái quy định trong quá trình thực hiện công tác cán bộ”…

Không biết trong công tác quy hoạch nhân sự, người ta sẽ làm thế nào để thực hiện chính xác các quy định ấy.

Nâng đỡ không trong sáng

Người ta chạy chức chạy quyền, thao túng quyền lực bằng những lời nửa kín nửa hở, cái vỗ vai đùa giỡn, câu nói bóng gió ẩn ý, sắc mặt tươi hay kém, thậm chí một cú ậm ờ đầy kiên quyết… Người thông minh là phải biết nghe tiếng quạt đoán hướng cờ. Chứ thời buổi công nghệ đúng kiểu tai mắt khắp nơi này, ai dại gì huỵch toẹt? Nhỡ bị ghi âm, sau này làm không xong, bị bắt đền hay tố cáo thì sao?

Ảnh 1: Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu biểu quyết thông qua chương trình hội nghị 14 của TW Đảng hôm 14-12.

Rất khó để phân biệt giữa gặp gỡ tiếp xúc trao đổi với “nhân sự” (tức các đồng chí đang được quy hoạch lên, hoặc quy hoạch xuống) là tiếp xúc đúng quy định hay tiếp xúc không đúng quy định?

Nhớ lại việc “nâng đỡ không trong sáng” của ông Ngô Văn Tuấn, cựu Phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa. Ông Tuấn, khi đó còn là Giám đốc Sở Xây dựng kiêm Bí thư Đảng ủy cơ quan-bị tố cáo nâng đỡ bà Trần Vũ Quỳnh Anh từ nhân viên hợp đồng ở đơn vị hành chính sự  nghiệp về làm công chức chuyên môn.

Một năm sau, bà lên chức phó phòng. Một năm sau nữa, lên trưởng phòng. Hai năm tiếp theo, bà Quỳnh Anh đi học thạc sĩ hệ chính quy, nghĩa là tuy vẫn công chức nhưng không có thời gian làm việc ở Sở. Thế nhưng bà vẫn được đề bạt và quy hoạch vào chức vụ Phó giám đốc sở.

Vụ việc bị tố cáo. Ông Tuấn bị cách chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vào năm 2018.

Nhưng, mặc dù hậu quả khốc liệt như vậy, thì ban đầu ông Tuấn chỉ bị khiển trách. Với lý do hai lần bổ nhiệm bà Quỳnh Anh trong khi bà này chưa đủ điều kiện về trình độ chính trị và thâm niên công tác theo quy định.

Cộng thêm một số vụ việc khác được nêu là làm trái quy định của Đảng về tinh giản bộ máy, ông Tuấn mới bị cách chức.

Nếu như ông Tuấn không quá vội vã khiến hành vi trở nên quá lộ liễu, thay vào đó cẩn trọng hành vi, kéo dài thời gian hơn và trang bị cho bà Quỳnh Anh các điều kiện nói trên, thì bản chất của việc “nâng đỡ không trong sáng” có lẽ không thay đổi, nhưng sẽ khó ai bắt bẻ được.

Ảnh 2: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu dự Hội nghị TƯ 14.

Do vậy, nếu càng dùng nhiều tính từ để làm tiêu chuẩn cho việc quy hoạch cán bộ, thì hiệu quả cũng sẽ là một tập thể các tính từ. Rất gợi cảm nhưng vô nghĩa về độ chính xác.

Tương tự, nhóm “Chống chạy chức chạy quyền” gồm 25 hành vi. Xin trích một định nghĩa sinh động nhất trong đó:

Tranh thủ mọi lúc, mọi nơi, nhất là các dịp lễ tết, sinh nhật và các cơ hội khác, sử dụng danh nghĩa tình cảm cá nhân hoặc danh nghĩa tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân khác để tặng quà, tiền, bất động sản, sắp xếp các hoạt động vui chơi, giải trí cho cán bộ lãnh đạo, người có thẩm quyền hoặc người có liên quan nhằm mục đích được sự ủng hộ, tín nhiệm, được vị trí, chức vụ, quyền lợi”.

Tháng sau, người khác được bổ nhiệm vào chức ấy. Trong buổi họp công bố chức vụ mới, sếp phát biểu sâu sắc: “Chúng ta gánh vác trách nhiệm nặng nề, không phải chỉ có tình yêu thương nhân dân mà còn phải có tình yêu thương thiên nhiên, yêu thương động vật….”

Quà nào là “quà nhân sự”?

Nếu gia đình của sếp gặp khó khăn cần giúp đỡ, nếu họ quý mến nhau, nhân viên có được giúp không? Nếu người sếp kia từng có ơn nghĩa với nhân viên của mình (không liên quan đến công việc), người nhân viên có được trả ơn bằng cách tặng quà không? Nếu “nhân sự” thực sự có tài năng và cần sự ủng hộ để có được vị trí mong muốn, điều ấy có sai không? Ngoài chợ có ai bán cái nhãn nào để phân biệt “quà tình nghĩa” với “quà nhân sự” đâu!

Dân ta có câu “Tiếc thay cây quế giữa rừng/Thơm tho ai biết, ngát lừng ai hay”.

Có tài mà không được phát hiện, trau dồi, trao tặng cơ hội để tung hoành và phát triển thì cũng chỉ là cây quế giữa rừng mà thôi.

Cuối cùng, trong việc sắp xếp nhân sự, dễ dàng hủy bỏ tất cả mớ bòng bong chữ nghĩa và khái niệm mơ hồ, rối rắm, không thể nào định tính và định lượng được như đã nói trên, bằng một (hoặc nhiều) kỳ thi/vòng thi, như các quốc gia phát triển hơn đã áp dụng.

Ứng viên phải thi kiến thức, hành xử, về các biện pháp cụ thể có thể triển khai trong lĩnh vực và vị trí mong muốn, cam kết trách nhiệm, kết quả và yêu cầu các điều kiện; cũng như sòng phẳng chịu thua hay hạ chức nếu không thực hiện được cam kết.

Tiếc rằng bản Quy định 205 đã chỉ tập trung vào mục đích cắt đứt các khía cạnh tiêu cực trong quy hoạch nhân sự, trong khi các khía cạnh ấy vốn chỉ là mớ hệ quả đẻ ra từ sự độc chiếm quyền lực, cộng với việc thiếu vắng hoàn toàn sự cạnh tranh, giám sát quyền lực từ những lực lượng độc lập.

Ảnh 3: bí thư tỉnh Đắc lắc Bùi Văn Cường vẫn tái đắc cử mặc dù bị tố cáo đạo văn luận án tiến sỹ

Gốc rễ của toàn bộ các tệ nạn tương tự nằm ở đó, cho nên nếu nó vẫn cứ nguyên đấy thì mọi sự sửa chữa đều chỉ là vá víu, không thể đạt kết quả. Như cầm chiếc kéo cắt chỉ thêu để tỉa tót một cánh rừng nhiệt đới thôi.

Không siết cán bộ kê khai tài sản thì không thể chống tham nhũng!

 “Đấu tranh chống tham nhũng còn không ít khó khăn, hạn chế; vẫn còn tình trạng đối tượng phạm tội tham nhũng tẩu tán tài sản, bỏ trốn, gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý.”

Đó là trình bày của ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, khi báo cáo Quốc hội về ý kiến cử tri trong công tác chống tham nhũng, hôm 20 tháng 10 năm 2020.

Theo ông Mẫn, dù công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng được tăng cường, cơ quan chức năng cũng đã xử lý được nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, gây bức xúc trong xã hội… Tuy nhiên số tài sản tham nhũng thu hồi quá khiêm tốn, vì những kẻ phạm tội đã tẩu tán hay bỏ trốn.

Ông Lê Văn Triết, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do liên quan vấn đề này, cho biết ý kiến của mình:

 “Có cơ chế gì mà chống tham nhũng, mà đã thực hiện được đâu mà hết tham nhũng được. Nhiều lắm, tràn lan, tham nhũng đàng hoàng trên đường phố, công an đón người ta kêu có tội rồi phạt, tiền đưa vào túi chứ có đưa vào ngân sách đâu? Còn chuyện tham nhũng bên trong thì đủ thứ tham nhũng, tham nhũng đất đai… Chưa có giải pháp, chưa có chế tài nào để trị tham nhũng đến nơi đến chốn.”

Chính Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long hôm 14 tháng 9 năm 2020, khi gởi báo cáo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác thi hành án năm 2020 của Chính phủ, cũng cho biết trong số 75 ngàn tỷ đồng tham nhũng phải thu hồi, đã xác định được gần 49 ngàn tỷ đồng có điều kiện thi hành án… nhưng chỉ thu hồi được 11 ngàn tỷ đồng, chỉ đạt 23%…

Theo Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long, mặc dù việc thi hành án trong các vụ án hình sự về tham nhũng không nhiều nhưng số tiền phải thi hành án trong từng vụ việc là rất lớn… Trong khi đó các bị cáo này, không có tài sản hoặc có rất ít tài sản để thi hành án.

Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương, hiện là thành viên nhóm Lập quyền dân, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do liên quan vấn đề này, nhận định:

Bất cứ một lãnh đạo của bất cứ bộ ngành nào, bất cứ địa phương nào, không chứng minh được tài sản lớn, nhà cao cửa rộng, biệt phủ thênh thang.v.v… thì người ta có quyền nghi vấn và kiểm tra.

Ảnh 4: ông Đinh La Thăng (bên phải) và ông Tất Thành Cang khi còn đương chức

Nếu không chứng minh được thì tức là tài sản bất minh… khi đó nhà nước phải tịch thu.

Nhưng bây giờ luật bày của Việt Nam đưa ra Quốc hội nhưng không quyết được, có nghĩa là họ dung dưỡng cho một thái độ bất minh.

Và rút cuộc tiền tham nhũng vẫn nằm trong túi vợ con, bà con thân thuộc của những người phạm tội, họ chuyển ra nước ngoài, đánh mất tài sản của dân của nước.”

Theo ông Nguyễn Khắc Mai, tham nhũng ở Việt Nam là một điều ai cũng thấy, nhưng đảng công sản sẽ vẫn không giải quyết được vấn nạn này, nếu vẫn giữ cung cách đảng lãnh đạo như hiện nay, mà không có tam quyền phân lập, không có tự do ngôn luận, không có phản biện xã hội…

Và ai công kích phê phán thì coi là chống đối nhà nước, bỏ tù… nên cũng không thể dựa vào dân để đẩy lùi tệ nạn này.

Vì sao không công khai tài sản cán bộ?

Khi trả lời Đài Á Châu Tự Do về vấn đề này, Nhà hoạt động Trần Bang nói:

Bởi vì do không được minh bạch, thể chế độc đảng cái gì cũng bí mật, sức khỏe cán bộ cũng bí mật, tài sản cán bộ cũng bí mật, quá trình công tác cũng bí mật, dân chẳng biết để soi. Vì vậy người ta trượt dài trong bí mật ấy, chỉ khi nào trong đảng đấu đá đưa ra thì dân mới biết người đó có tội. ”

Trong khi cần công khai minh bạch tài sản để có thể xác minh, thu hồi khi có vi phạm tham nhũng, thì vào đầu tháng 6 năm 2020, Bộ Tư pháp lại đưa ra dự thảo quy định số liệu thu hồi tài sản tham nhũng là ‘danh mục tối mật’. Theo Bộ này giải thích, dự thảo căn cứ theo quy định tại khoản 14 Điều 7 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018.

Ảnh 5: đại biểu Phạm Phú Quốc đã nhập quốc tịch đảo Síp với giá gần 60 tỷ đồng

Trong đó, nội dung về thông tin về hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được xác định thuộc phạm vi bí mật nhà nước.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Luật gia Việt Nam, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do, nhận định:

Tôi thấy về vấn đề kê khai tài sản, cần phải sửa lại những quy định của pháp luật. Trước khi một người được bổ nhiệm chức vị, có liên quan người có chức vụ và quyền hạn, thì phải kê khi tài sản một cách trung thực. Ví dụ tài sản bất minh, thì người ta sẽ xử lý người cán bộ công chức đó. Cán bộ phải kê khai trung thực, và nếu không trung thực thì người ta sẽ ‘nhìn’ chức vị của cán bộ đó ngay lập tức.”

Có nhiều ý kiến nghi ngờ cho rằng, vì chỉ có quan chức là đảng viên Đảng Cộng sản mới tham nhũng, do đó nếu công khai sẽ làm cho người dân mất tin tưởng. Tuy nhiên, càng không công khai, lại càng chứng tỏ không minh bạch. Điều này làm dư luận nêu câu hỏi, liệu chính quyền có thật lòng muốn chống tham nhũng, khi không quyết liệt trong việc bắt cán bộ kê khai tài sản?

Tiến sĩ Nguyễn Quang A khi trả lời Đài Á Châu Tự Do, giải thích:

Có quy định kê khai tài sản nhưng họ chỉ giữ với nhau hoặc có thể trong nội bộ lúc họ đánh nhau có thể lôi ra. Nhưng nếu thông tin minh bạch đã làm quan chức nhà nước có thể không cần phải công khai ở mức đăng trên báo, nhưng phải để cho bất kể một công dân nào có quyền tiếp cận thông tin ấy và nó phải có quy định rõ ràng là sử dụng thông tin ấy thế nào?”

Giáo sư Nguyễn Đình Cống, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do trước đây cho rằng, bản chất của cán bộ Đảng Cộng sản là khó giữ liêm khiết, vì cơ chế độc quyền, độc đảng, độc trị… Cơ chế ấy theo ông dễ tạo ra những kẻ tham nhũng, những kẻ hối lộ. Chẳng qua là họ nằm ở phe cánh nào và đã lộ ra hay chưa mà thôi.

Còn theo ông Nguyễn Khắc Mai, khi một nhà nước toàn trị do một đảng cầm quyền và không có ai kiểm soát thì tất yếu là các cơ quan trực thuộc nhà nước sẽ lủng đoạn. Bởi vì theo ông, không có đảng đối lập để kiểm tra, kiểm soát được họ. Cho nên tình trạng tham nhũng gần như là quy luật và không thể nào giải quyết được.

Ảnh 6: Nhà báo Trương Châu Hữu Danh chụp ảnh trước căn biệt thự mặt tiền đường và mặt tiền sông của bí thư tỉnh ủy Phú Yên

Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)

>>> Làm sao trong sạch khi thu nhập thấp?!

>>> Vỡ sòng bài trăm tỷ – lộ mặt Công an bảo kê cờ bạc

>>> Tất Thành Cang bị bắt – Hải-Quân-Đua “đang run”

Gạt 90 triệu dân – Đảng mở đại hội chia quyền tham nhũng

Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT