Cô Thủy Tiên phát tiền cứu đói – Đảng cầm quyền lao tới giật cơm

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=yCQMTiYpjvc

Tin bất ngờ! Ngày 30 tháng 10 UBND xã Cảnh Hóa, Huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình đã cho biết, chính quyền thôn Ngọa Cương vừa trả lại 413 triệu đồng cho 69 hộ của thôn này. Hành động này của chính quyền xã Cảnh Hóa được dân xem như là một hành động tự thú. Họ đã tự thú rằng, chính họ đã trấn lột người dân khốn khổ.

Được biết, ngày 28 tháng 10 ca sĩ Thuỷ Tiên cùng đoàn đã về xã Cảnh Hoá trao quà ủng hộ đồng bào bị thiệt hại nặng do trận lũ lịch sử vừa rồi. Tại đây, Ca Sỹ và đoàn đã trao cho 703 hộ dân, mỗi hộ 6 triệu đồng. Riêng thôn Ngoạ Cương có 69 hộ được hỗ trợ, với số tiền 413 triệu đồng.

Theo nguồn tin của báo VietStock-một tờ báo chính thống đã cho biết như sau: “Sau khi đoàn ca sĩ Thủy Tiên rời khỏi, Ban cán sự thôn Ngoạ Cương đã bàn bạc với người dân và đưa ra quyết định thu lại toàn bộ”.

 Như vậy là chính quyền Thôn Ngọa Cương đã lên kế hoạch hẳn hoi tựa như thú săn rình mồi, và canh me khi đoàn cứu trợ của ca sỹ Thủy Tiên vừa đi là họ “trấn lột”.

Đây là một hành động không thể chấp nhận được với người có lương tri. Hành động mang lại nhiều tai tiếng cho chính quyền huyện Quảng Trạch.

Tiền dân góp để hỗ trợ đồng bào, ca sỹ Thủy Tiên chính là người trung gian chuyển tiền cứu trợ từ người dân có lòng hảo tâm sang người dân gặp nạn.

Hành động của chính quyền thôn Ngọa Cương vừa trái đạo đức vừa không được pháp luật cho phép.

Chính quyền thôn Ngọa Cương tổ chức họp dân và trao trả toàn bộ số tiền đã thu cho người

Đứng trước sự phẫn nộ của người dân thôn Ngọa Cương và cộng đồng mạng, Ban cán sự thôn đã giải thích rằng, họ thu lại toàn bộ số tiền trên là để chia đều cho 170 hộ của thôn. Thế nhưng thật sự họ có ý định chia lại tiền cho những người dân khác hay không thì đó vẫn là một câu hỏi lớn.

Tiền đã lọt vào tay chính quyền thôn, nếu không có áp lực thì chính quyền thôn này không thể nào trao trả lại dân được. Câu hỏi đặt ra là ai, cơ quan nào đã gây áp lực để chính quyền thôn trả lại tiền?

Để biết về nguyên nhân chính quyền thôn Ngọa Cương trả lại tiền thì Đài Á Châu Tự Do RFA dẫn lời của ông Đậu Xuân Thủy – Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Quảng Trạch đã nói với VTC News rằng: “ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh việc cán bộ thôn Ngọa Cương thu lại tiền cứu trợ của dân, huyện yêu cầu xã Cảnh Hóa về làm việc với thôn để trả lại số tiền đã thu của người dân”.

Như vậy là vấn đề được sáng tỏ một phần, đó là chính Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Quảng Trạch đã áp lực cho xã Cảnh Hóa và chính quyền xã đã yêu cầu chính quyền thông Ngọa Cương trao trả lại số tiền trên.

Cần chú ý trong lời phát biểu của ông Đậu Xuân Thủy có nói rằng “ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh” điều đó cho thấy Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam huyện Quảng Trạch cũng chịu áp lực từ quần chúng. Ở đây chúng ta có thể hiểu rằng, áp lực này đến từ nhân dân của huyện Quảng Trạch và nhân dân cả nước.

Ai là người chủ trương “trấn lột” tiền dân?

Theo thông lệ, khi tiêu cực bị phanh phui thì bao giờ quan chức thấp nhất là người bị đổ lỗi. Và trong vụ trấn lột tiền của người dân thôn Ngọa Cương thì như thường lệ, trưởng thôn là người được quy trách nhiệm là người đã đưa ra chủ trương trấn lột này.

Trên báo nhà nước, ông Phạm Văn Cần – Trưởng thôn Ngoạ Cương thừa nhận  việc thu lại tổng số tiền 413 triệu đồng của 69 hộ dân trong thôn. Câu hỏi đặt ra là liệu rằng, một trưởng thôn nhỏ bé có thể ra một quyết định sai trái như vậy không?

Trong lời phát biểu của trưởng thôn, ông ta cho rằng “Ban cán sự và người dân thôn Ngoạ Cương đã bàn bạc, đi đến thống nhất khi có các hoạt động cứu trợ bão lụt, đối với hàng hoá thì người dân được sử dụng, còn tiền mặt thì thôn sẽ thu lại.Cuối đợt, thôn sẽ họp bàn với người dân bình xét, cân đối và phân chia lại cho từng hộ, trong đó ưu tiên cho những hộ gia đình bị thiệt hại nặng”.

Thực tế chính người dân gọi điện phản ánh lên Mặt Trận Tổ Quốc Huyện Quảng Trạch để tác động vào cơ quan này buộc chính quyền thôn trả lại tiền, điều đó minh chứng rằng, người dân hoàn toàn không đồng tình với chủ trương này.

Người dân thôn Ngọa Cương nhận lại tiền

Việc trấn lột tiền dân của chính quyền thôn ngọa cương tất cả người dân huyện Quảng Trạch đều biết, cả xã hội đều biết và sự việc đã đến tai đài truyền hình VTC thì không thể có chuyện chính quyền xã Cảnh Hóa không biết, và không thể có chuyện chính quyền huyện không biết, và không thể có chuyện chính quyền tỉnh không biết. Vậy mà đợi đến khi dân gọi điện “kêu cứu” thì Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam huyện Quảng Trạch mới lên tiếng.

Với người dân, khi biết có người phạm pháp mà im lặng thì tất hoặc phạm tội đồng lõa hoặc che giấu tội phạm. Như vậy, chính quyền xã Cảnh Hóa thì sao đây? Ít nhất nếu lãnh đạo xã Cảnh Hóa nếu không ra chủ trương sai trái chỉ đạo trưởng thôn thì cũng phạm tội đồng lõa với trưởng thôn. Trong một xã hội mà tham nhũng đã trở nên có tổ chức như ở Việt Nam thì rất ít khi xảy ra hiện tượng tham nhũng đơn lẻ mà hầu hết xảy ra theo dạng nhóm.

Nhóm lợi ích” là từ đã từ lâu trở thành phổ biến ở Việt Nam, từ thượng tầng đến cơ sở đâu đâu cũng có lợi ích nhóm. Cao có nhóm lợi ích lớn, thấp có nhóm lợi ích nhỏ, chính vì vậy, tham nhũng ở Việt Nam dù ở tận cơ sở như thôn xóm cũng khó có chuyện một cá nhân chỉ tham nhũng một mình. Nếu tham nhũng một mình thì khi bị phanh phui họ sẽ không được bảo bọc.

Và đó là lý do tại sao ở Việt Nam thường tham nhũng theo nhóm. Việc ông trưởng thôn Ngọa Cương sai phạm một mình khó mà thuyết phục người dân tin rằng, ông ta sai phạm một mình.

Chính quyền thôn Ngọa Cương đã phạm pháp?

Tiền dân giúp dân, chính quyền không có quyền thu lại, bởi đơn giản không có luật nào cho phép chính quyền làm thế. Một chính quyền mà làm những điều luật không cho phép, theo nguyên tắc được hiểu là vi phạm pháp luật. Thế nhưng dường như trong trường hợp này không ai để ý đến việc phạm pháp của chính quyền thôn NGọa Cương. Tất cả các tờ báo nhà nước đều thừa nhận chính quyền thôn sai nhưng không có bất kỳ lời buộc nào với chính quyền thôn này. Hành động trấn lột thì dù đó là chính quyền hay dân thường đều là hành động phạm pháp.

Vào năm 2017, ông Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã từng nói “Nếu chính quyền sai, ta sẽ xin lỗi người dân” điều đó cho thấy ý thức về tinh thần thượng tôn pháp luật của quan chức chính quyền Việt Nam còn rất hạn chế.

Họ vẫn có tư duy chính quyền chỉ có “xin lỗi” là xí xóa cho những việc làm phạm pháp, trong khi cũng phạm tội như thế nhưng người dân lại bị truy tố. Cũng tương tự như vậy, hôm nay chính quyền thôn Ngọa Cương cũng chỉ trả lại tiền mà không hề chịu trách nhiệm hành động này trước pháp luật về hành động trấn lột của họ cả.

Câu nói của bộ trưởng Mai Tiến Dũng

Thực tế, chính quyền luôn nói rằng “nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN” nhưng ngay trong cách xử lý sai phạm của quan chức thì đã cho thấy đó không phải là cách xử lý của một nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền là một nhà nước luôn đặt luật pháp lên cao nhất, và không có sự phân biệt giữa quan chức và nhân dân. Cả quan chức và nhân dân đều chịu trách nhiệm như nhau trước luật pháp.

Cơ sở pháp lý nào dung túng sai phạm quan chức thôn Ngọa Cương?

Theo nguyên tắc thực thi pháp luật thì hiến pháp sẽ phủ định luật pháp nếu luật pháp trái quy định của hiến pháp. Luật pháp sẽ phủ định nghị định chính phủ nếu nghị định trái với luật pháp. Về lý thuyết là vậy nhưng thực tế vấn đề nghị định không phù hợp với luật pháp nhưng thực tế tại Việt Nam thì không phải vậy.

Nghị định 64/2008/NĐ-CP đã quy định “ngoài Mặt trận Tổ quốc, Hội chữ thập đỏ, cơ quan báo chí, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thì không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ” đã vị phạm pháp luật nghiêm trọng, nhưng nghị định này đã tồn tại suốt 11 năm mà không hề bị loại bỏ mặc dù đã được xã hội chỉ ra rằng, nó không phù hợp với luật pháp.

Đây được xem là một lá bài lợi hại để những tổ chức như mặt trận tổ quốc, hội chữ thập đỏ vv.. ra tay trấn lột những đồng tiền cứu trợ ít ỏi của người dân mà không hề bị truy tố trước pháp luật. Đứng trước sự phản ứng mạnh mẽ của xã hội về cái nghị định phi lý này thì thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đang “chỉ đạo xây dựng, thay thế Nghị định 64 về quyên góp, hỗ trợ”.

Đây là hành động cần thiết vì rõ ràng với nghị định 64 vô lý ấy người dân được cứu trợ nhưng chưa chắc được hưởng. Tiền qua tay chính quyền thì hầu như người không có hy vọng được nhận đầy đủ những gì mà đồng bào đóng góp. Đó là sự bất công rất lớn cho người dân.

Bài báo VTC News

Tại sao xây tượng đài ngàn tỷ mà bỏ đói dân trong thảm họa thiên tai?

Thảm họa là điều không ai mong muốn, nhưng khi nó đã xảy ra thì chính quyền cần phải hành động có trách nhiệm. Trách nhiệm của chính quyền trước tiên là ở cơ sở pháp lý, họ phải ra những văn bản chỉ đạo dưới luật bảo vệ những nhà hảo tâm và qua đó bảo vệ những người dân gặp họa thiên tai.

Nghị định 64/2008/NĐ-CP cần phải sớm được loại bỏ, đó là điều người dân cần nhất. Tiếp theo đó là chính quyền phải xuất ngân sách ra cứu trợ cho dân chứ không phải cứ mãi cậy vào người dân tự đùm bọc lẫn nhau như bao năm qua được.

Thực tế trên khắp đất nước này có rất nhiều khẩu hiệu hàng chục tỷ, tượng đài ngàn tỷ, cổng chào trăm tỷ thì chỉ cần không xây dựng những thứ vô nghĩa này và để dành tiền trợ cấp cho dân lúc thảm họa thì đã cứu được rất nhiều thế nhưng tại sao bao nhiêu năm chính quyền không làm được chuyện đó?

Trách nhiệm của chính quyền Việt Nam với nhân dân của mình tới đâu, đó là câu hỏi của người Việt mà chính quyền chưa trả lời được. Chỉ với hơn 150 tỷ, Thủy Tiên đã cứu được rất nhiều gia đình trong cơn hoạn nạn vậy thì với hàng ngàn tỷ xây dựng tượng đài và hàng trăm tỷ xây cổng chào thì cứu khổ cứu nạn dân rất nhiều thế nhưng tại sao chính quyền mãi không làm?

Có thể nói bao năm qua chính quyền Việt Nam đã quay lưng lại với nhân dân của mình và đã đến lúc nhân dân cũng còn phải biết đòi hỏi chính quyền phải có trách nhiệm hơn. Đó là nhiệm vụ của chính quyền chứ không phải là ân huệ, người dân cần phải hiểu như vậy.

Thủy Tiên sẽ tiếp tục công cuộc cứu trợ đầy ý nghĩa

Luật pháp không cấm người dân làm thiện nguyện nên việc làm thiện nguyện của ca sỹ Thủy Tiên là hoàn toàn hợp pháp nhưng nếu đem nghị định 64 ra soi thì thế nào Thủy Tiên cũng bị vi phạm thế nhưng thực tế tại sao Thủy Tiên vẫn không bị chính quyền gây khó dễ? Câu trả lời thỏa đáng nhất là do mạng xã hội đã bảo vệ Tiên. Đằng sau hành động thiện nguyện của ca sỹ thì hàng triệu người dân ủng hộ và đó chính là sự đảm vững chắc cho Thủy Tiên tiếp tục hành trình phân phát hàng hóa và tiền bạc cứu trợ mà không sợ nghị định 64 gây khó dễ.

ca sỹ thủy tiên cứu trợ 2.147 hộ dân xã Hồng Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ

Hiện nay trên trang facebook cá nhân, ca sỹ Thủy Tiên đã cho biết cô đang phát 2147 hộ dân xã Hồng Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ tỉnh Quảng Bình. Chỉ với hơn 150 tỷ mà cô đã cứu trợ hàng ngàn hộ dân thì đó là một câu hỏi lớn, với hàng triệu đô quan chức mua quốc tịch Cyprus hay Malta, với vô số cổng chào và tượng đài tốn kém thì cứu trợ bao nhiêu? Thiên tai thì nhiều, tiền của những nhà hảo tâm thì cũng giới hạn, dân cần chính quyền có trách nhiệm hơn. Đừng quay lưng với dân mình bằng hành động lãng phí, hãy dừng lại, dân rất khổ.

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Nhà quan cột gỗ càng to – “Đảng ta” vẫn quyết đào mồ chôn dân

>>> Cho 200 triệu – Thủy Tiên lên tiếng “giải trình”

>>> Công bố bất ngờ – Thủy Tiên uy tín gấp 70 lần Mặt trận

Thủy Tiên trao tiền mặt – Xuân Phúc biếu hộp không


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT