Số lượng người Trung quốc hiện diện ở Việt nam có đến hàng triệu người. Họ đến Việt nam vì nhiều lý do như du lịch, kinh doanh hoặc sinh sống ở khắp các tỉnh thành.
Nhiều vụ việc trái Pháp luật đã xảy ra rất đáng lo ngại đến an ninh và chủ quyền quốc gia đã được báo chí trong nước cảnh báo và căn nguyên đều do sự thả lỏng quản lý của các cơ quan công quyền và chính các lãnh đạo cơ quan nhà nước từ địa phương đến cấp Trung ương.
Facebooker Phạm Minh Vũ có bài viết cảnh báo sự việc này trong bối cảnh Đà nẵng bất ngờ bùng phát lây nhiễm cúm Vũ Hán, đồng thời với sự phát hiện nhiều người Trung quốc nhập cảnh trái phép qua biên giới.
Bài viết của Phạm Minh Vũ với tựa đề BÁO ĐỘNG NGUY CƠ MẤT CHỦ QUYỀN có nội dung như sau:
Trong bối cảnh làn sóng di cư bất hợp pháp của người Trung Quốc đang ào ạt đổ vào Việt Nam trong nhiều năm qua, đồng nghĩa với số đất đai vùng biên ải, vùng biển được Bộ Quốc phòng báo cáo trước Quốc hội là 162.000 ha đất đã rơi vào tay Trung quốc trong kỳ họp thứ 9 vừa qua. Điều này đang tạo ra những hệ lụy khủng khiếp về các mặt xã hội. Mà đợt dịch Corona đang gây cho cả thành phố Đà Nẵng phải giãn cách là một minh chứng.
Về mặt An ninh –Quốc phòng là hệ lụy rất lớn, khi người TQ được tự do qua lại bằng các đường tiểu ngạch, rồi đưa người vào các khu phố tàu vốn dĩ bao vây các vị trí xung yếu mang tính chiến lược như Sân bay quân sự, các hải cảng quân sự… điều mà đến bây giờ bộ công an cũng không nói cho dân biết là đám người TQ nhập lậu vào VN đó với mục đích gì? Phải chăng khi có biến chính chúng sẽ khoác vào mình những bộ rằn ri trên tay cầm những khẩu súng đạn đã lên nòng?
Đó là trên đất liền, còn ở Biển đông thì mới đây Việt nam đã trả 1 tỉ USD cho Repsol Tây Ban Nha và Mubadala của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất nhằm thỏa thuận chấm dứt và bồi thường cho họ.
Theo các chuyên viên Repsol được thông báo rằng, đây là một quyết định chính trị, theo lệnh từ lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam (Nguyễn Phú Trọng), sau áp lực rất dữ dội của Trung Quốc.
Và cũng mới đây, giàn khoan nước sâu Noble Clyde Boudreaux phải nhổ neo về nước khi chưa kịp chạm mũi khoan xuống đáy biển Phong Lan Dại. Khai thác khoáng sản, tài nguyên trên vùng thuộc chủ quyền VN cũng bị khước từ bởi áp lực đến từ Bắc Kinh. Và hành động chấp hành mệnh lệnh của Bắc Kinh từ phía các lãnh đạo Việt nam mà ở đây là Nguyễn Phú Trọng đã cho thấy, không phải là sự lơ là mà nó đã có những thỏa thuận làm phương hại đến chủ quyền quốc gia.
Rõ ràng, người Trung quốc được sử dụng đồng Nhân dân tệ ở 7 tỉnh biên giới tự do đã lũng đoạn nền kinh tế VN, làm cho sự lệ thuộc vào Trung quốc ngày càng lớn.
Cũng như chính sách miễn thị thực cho người nước ngoài đến các ‘’đặc khu’’ như Phú Quốc hay Vân Đồn đã tạo hết mọi điều kiện cho người TQ thỏa mãn những ý đồ bá quyền.
Những điều trên đã cho ta thấy rõ điều gì? Mất chủ quyền là một điều không thể chối cãi.
Nếu còn giữ chủ quyền thì tại sao chính phủ VN đuổi RepSol và moi tiền dân 1 tỷ đô la để trả cho họ? Nếu Việt Nam có chủ quyền thì sao phải hủy hợp đồng với Noble Corporation?
Điều đó vẫn chưa thể hiện hết sự hèn hạ của giới lãnh đạo của Việt Nam, khi được báo chí hỏi về báo cáo của Bộ quốc phòng về các phố Tàu hiện diện khắp nơi ở VN, số đất đai bị mất. Bộ quốc phòng đã báo cáo rõ như thế mà Trần Hồng Hà bộ tài môi cùng Tô Lâm bộ công an chối bai bải. Rõ ràng họ biết cả, nhưng dường như có lý do gì đó dân biết cả rồi mà những kẻ này đều im lặng và phủ nhận chuyện đó. Điều này không những hèn hạ trước thế lực ngoại xâm, mà một lần nữa những kẻ này tiếp tay cho việc phố tàu xuất hiện nhiều hơn, đất đai phải bị mất nhiều hơn mới thấy thỏa mãn.
Phải chăng, lãnh đạo VN chúng nguyện làm thân trâu chó cho Bắc Kinh để Bắc Kinh uốn lưỡi cú diều mà xơi từng miếng thịt của Mẹ Việt Nam? Thật khốn nạn thay!
Những kẻ đang nắm giữ vận mệnh của dân tộc mà chúng hùa nhau chung tay xâu xé đất nước, những hành động phản quốc thật khó thể tha thứ. Mặt khác chúng lên truyền thông luôn cao giọng dạy cấp dưới phải yêu nước, phải trong sạch như tổng bí thư, phải cáng đáng công việc như chủ tịch nước. Suốt ngày chúng rao giảng giọng điệu đạo đức, nhưng thực ra chúng sống như…! Ông Phạm Minh Vũ đưa ra kết luận.
Kẻ cầm đầu đường dây nhập cảnh trái phép là người Trung Quốc.
Chiều 26-7, Công an TP Đà Nẵng cho hay, sau thời gian khẩn trương điều tra, tối 25-7 đã phối hợp với Công an tỉnh Quảng Nam phát hiện bắt giữ đối tượng Gao Liang Gu (Cao Lượng Cố, sinh 04-06-1978) tại một khách sạn trên đia bàn quận Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng.
Cao Lượng Cố được xác định là đối tượng trong đường dây tổ chức đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Đà Nẵng và Quảng Nam trong thời gian qua.
Hiện đối tượng được di lí về Công an Quảng Nam để tiếp tục điều tra làm rõ.
Ngày 11-7, Công an TP Đà Nẵng tiến hành kiểm tra hành chính tại 39 Dương Tử Giang, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn. Qua kiểm tra, công an phát hiện bốn người Trung Quốc (TQ) nhập cảnh trái phép.
Ngày 16-7, Công an TP Đà Nẵng kiểm tra hành chính khách sạn East Sea, số 55-57 Loseby, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà. Qua kiểm tra, công an phát hiện thêm 27 người TQ nhập cảnh trái phép.
Sau đó, Công an TP Đà Nẵng bắt ba người liên quan đường dây đưa người nước ngoài nhập cảnh trái phép. Trong đó có hai người Việt Nam và một người TQ.
Đến ngày 21-7, Công an TP Đà Nẵng khởi tố vụ án Tổ chức cho người khác nhập cảnh vào Việt Nam trái phép theo điều 348 Bộ luật Hình sự và tiến hành điều tra theo luật định.
Còn tại Quảng Nam, ngày 18-7, người dân trình báo một khu lưu trú ở phường Điện Dương (thị xã Điện Bàn) có nhóm hàng chục người TQ.
Khi lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, nhóm người này bỏ chạy tán loạn. Lực lượng chức năng đã tìm và phát hiện có 21 người, sau đó đưa họ vào khu cách ly.
4/10 người Trung Quốc vượt biên trái phép vào Nha Trang, TP.HCM
Nhóm 10 người Trung Quốc vượt biên trái phép, thuê các tài xế người Việt Nam chở về Nha Trang và bay vào TP.HCM.
Ngày 27-7, Công an TP Lào Cai (tỉnh Lào Cai) cho biết vừa ngăn chặn một nhóm người Trung Quốc vượt biên trái phép vào Việt Nam, trong bối cảnh dịch COVID-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp.
Theo đó, khoảng 1 giờ sáng cùng ngày, khi tuần tra kiểm soát, Công an TP Lào Cai phát hiện hai đối tượng người Việt Nam điều khiển xe ô tô bảy chỗ, chở năm người Trung Quốc chuẩn bị di chuyển khỏi địa bàn TP.
Đấu tranh khai thác nhanh, danh tính hai người này được xác định là Dương Đình Quyền và Nguyễn Thanh Cường (đều trú tại Nha Trang, Khánh Hòa). Cả hai cho biết đã nhận lời lái xe thuê từ TP Nha Trang ra TP Lào Cai để đón năm người Trung Quốc vượt biên trái phép nói trên, sau đó quay trở lại TP Nha Trang.
Khoảng 5 giờ sáng cùng ngày, lực lượng CSGT đã chặn bắt thành công chiếc xe này. Khai thác tại chỗ, công an xác định nhóm người Trung Quốc trên xe đến từ tỉnh Quý Châu, vượt biên bằng thuyền sang Lào Cai.
Cả nhóm đang trên đường di chuyển từ Lào Cai xuống Hà Nội để bay vào TP.HCM thì bị phát hiện.
Doanh nghiệp Trung Quốc xây ‘chui’ gần xong nhà máy mới bị phát hiện
Công ty Yaolong xây gần xong nhà xưởng kiên cố tại cụm công nghiệp Châu Phong, tỉnh Bắc Ninh mới phát hiện ra công trình này chưa có giấy phép.
Công ty TNHH in Yaolong Việt Nam đã xây dựng xong 4 nhà xưởng sản xuất, 1 tòa nhà văn phòng 4 tầng, 1 nhà kho. Hiện, dự án đang thi công hoàn thiện 4 nhà xưởng sản xuất, 1 nhà văn phòng 4 tầng. Các nhà xưởng, nhà văn phòng, hệ thống tường rào hầu hết đã được sơn bên ngoài, lắp kính hoàn thiện. Cổng ra vào nhà máy được đóng bằng hệ thống cửa tự động, có bảo vệ canh giữ không cho người lạ ra vào. Ngoài cổng và ở bức tường tòa nhà gần cổng, đã gắn biển tên công ty bằng tiếng Việt và tiếng Trung Quốc.
Dự án có quy mô hơn 20.000m2, gồm nhiều hạng mục nhà xưởng, công trình kiên cố. Tổng mức đầu tư hơn 115,5 tỷ đồng. Tất cả các công trình của nhà máy này đều là không phép.
Xác nhận thực trạng này, ông Lại Hữu Bắc – Phó Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng, huyện Quế Võ cho biết trên báo Đất Việt: “Phòng Kinh tế và Hạ tầng chưa nhận được bất cứ thông báo khởi công nào từ Công ty Yaolong. Vừa qua, chúng tôi có đi cùng ông Nguyễn Gia Toản – Phó chánh Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh vào kiểm tra, nhưng bảo vệ không cho vào vì… không hẹn trước”.
“Bây giờ chúng tôi xuống phải có kế hoạch. Cụm công nghiệp này rất trúc trắc, trầm lắng, không có người, từ năm 2008 tới nay vẫn vậy nên phối hợp không được nhịp nhàng. Chúng tôi ở đây không phải là buông, đúng tinh thần trách nhiệm, nhưng còn vướng cơ chế quản lý” – vị này nói.
Tới thời điểm hiện tại, dự án của công ty này cơ bản đã xây dựng xong và chỉ đến khi báo chí vào cuộc phản ánh, cơ quan có thẩm quyền huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh mới phát hiện ra.
Trong báo cáo trả lời chất vấn cử tri gửi tới Quốc hội mới đây, Bộ Quốc phòng cho biết người Trung Quốc đang sở hữu hơn 162.000 ha đất tại Việt Nam, trong đó có khoảng 6.300 ha đất biên giới, ven biển.
Có 21 người Trung Quốc sở hữu quyền sử dụng đất ở Đà Nẵng
Việc sở hữu đất này thông qua hai hình thức thành lập doanh nghiệp liên doanh và đầu tư tiền cho người Việt gốc Hoa mua đất. Nhiều chuyên gia cho rằng đã có sự “lách luật“, gian dối trong mua quyền sử dụng đất nên cần xử nghiêm.
Việc “núp bóng” người Việt để “sở hữu” đất đai là quan hệ bất chính, có dấu hiệu lừa dối, có thể quy vào tội rửa tiền, bất hợp pháp. Phải quy vào các hành vi này thì mới có thể thu hồi đất, thực hiện nghiêm các quy định về quản lý đất đai. Làm như vậy thì người nước ngoài khác mới không lợi dụng kẽ hở để sở hữu đất đai trong nước.
Các tỉnh, thành người Trung Quốc tập trung “sở hữu” đất đai thời gian qua là Đà Nẵng 22 trường hợp, Quảng Ninh 17, Hải Phòng 16, Bình Định 9, Hà Tĩnh và Bình Thuận mỗi tỉnh có 5 trường hợp.
Thời hạn thuê đất của người Trung Quốc từ 5 – 50 năm, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của người Trung Quốc tại khu vực biên giới đất liền và ven biển là kinh doanh khách sạn, nhà hàng, du lịch, vui chơi giải trí, may mặc, nuôi trồng thủy sản, da giày, sản xuất bao bì, đồ chơi trẻ em, linh kiện điện tử.
Hầu hết các lô đất thuộc “sở hữu” của người Trung Quốc đều ở vị trí các đường lớn, ven biển, đắc địa cho hoạt động kinh doanh và có ý nghĩa quan trọng trong khu vực phòng thủ.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Đào Trung Chính – phó tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai – nhấn mạnh theo luật thì người nước ngoài không được quyền mua đất tại Việt Nam, họ chỉ được mua nhà ở.
Nhưng hiện chưa có quy định quản lý việc nhà đầu tư nước ngoài liên doanh, tăng vốn, mua cổ phần doanh nghiệp trong nước để sở hữu đất đai các dự án.
Việc nhà đầu tư Trung Quốc mua cổ phần doanh nghiệp trong nước không thể hiện bằng đất mà thể hiện bằng giá trị nên họ chỉ tuân thủ các quy định về mua bán phần vốn doanh nghiệp.
Vị đại diện của Tổng cục Quản lý đất đai khẳng định theo Luật đất đai, nhà đầu tư sở hữu vốn doanh nghiệp qua kênh mua cổ phần muốn sở hữu đất đai vẫn phải làm các thủ tục cấp chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, việc yêu cầu nhà đầu tư thực hiện điều này giữa hai bên Bộ Kế hoạch và đầu tư và Bộ Tài nguyên và môi trường còn lúng túng.
Trong quá trình kiểm tra thực trạng người nước ngoài sở hữu đất đai tại TP Đà Nẵng, Tổng cục Quản lý đất đai cũng phát hiện các vi phạm về quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch đất quốc phòng. Tổng cục đã chuyển thông tin về Bộ Quốc phòng để tiếp tục xử lý.
Ông Đào Trung Chính cho rằng thời gian tới cần phân định rõ nhà đầu tư sở hữu đa số cổ phần doanh nghiệp có được mở rộng hay thu hẹp mô hình doanh nghiệp không, nếu họ được quyền này đương nhiên liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản trên đất.
Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)
>>> Việt Nam suy sụp – đóng cửa “thành phố đáng sống” nhất
>>> Biển Đông: Trung Quốc bắn đạn thật ‘hỏa lực mạnh’ uy hiếp Việt Nam?