Nhân ngày 9 tháng Mười một: 5 huyền thoại về sự sụp đổ của Bức tường Berlin

Từ phải: Walter Ulbricht, Hồ Chí Minh, Lê Duẫn và Gheorghiu-Dej (nhà lãnh đạo Rumani) tại một cuộc họp ở Moscow tháng 11 năm 1960

Ngày 9.11.1989 là ngày Bức tường Berlin sụp đổ, mở đầu cho sự cáo chung của toàn bộ các nước cộng sản Đông Âu. Nhân dịp 25 năm Bức tường Berlin sụp đổ, tờ The Waschington Post trong số ra ngày 30/10/2014 có đăng bài viết „5 huyền thoại về bức tường Berlin“ của tác giả Hope M. Harrison.

Ông Hope M. Harrison, một giáo sư trợ giảng về lịch sử và các vấn đề quốc tế tại Đại học George Washington, là tác giả của cuốn sách “Sau bức tường Berlin: ký ức và khôi phục nước Đức mới từ 1989 đến nay”.

Mở đầu bài, tác giả viết rằng Bức tường Berlin sụp đổ là một sự kiện lịch sử nổi bật và có vai trò rất lớn mà đã làm thay đổi cả thế giới. Tuy nhiên có những điều thật sự đã xảy ra – và ý nghĩa thật sự của nó – thì nhiều người vẫn còn hiểu lầm, hoặc hiểu không trọn vẹn ý nghĩa của nó, hoặc nó không có thật (lầm tưởng). Tác giả gọi đó là những huyền thoại về Bức tường Berlin và nêu ra 5 huyền thoại:

  1. Bức tường Berlin chỉ là một bức tường

Thật ra, Bức tường Berlin không phải chỉ là một bức tường, mà là một hệ thống bao gồm 2 bức tường cách nhau 160 thước Anh (khoảng 146m), và giữa chúng là một vùng “tử địa” với chó nghiệp vụ, tháp canh, đèn pha, dây thép gai, chướng ngại vật chống xe và lính vũ trang sẵn sàng bắn chết người xâm phạm. Tất cả những rào cản này chủ yếu nhằm ngăn cản người dân Đông Đức bỏ trốn, chứ không phải để chống người ngoài lọt vào Đông Đức.

  1. Xây dựng Bức tường Berlin là một động thái then chốt của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh

Ông Walter Ulbricht, người đứng đầu nhà nước Đông Đức, mới thật sự là người muốn xây Bức tường Berlin từ năm 1952, nhưng Liên Xô không đồng ý vì cho rằng khóa chặt biên giới ở Berlin sẽ khiến Đông Đức và Liên Xô trông có vẻ tàn bạo và về kỹ thuật là không thể thực hiện được.

Suốt 8 năm, các nhà lãnh đạo Đông Đức đã thúc đẩy ý tưởng này với người đứng đầu Điện Kremlin là Nikita Khrushchev và cũng âm thầm chuẩn bị sẵn sàng phòng khi Khrushchev đồng ý. Họ dự trữ dây thép gai và cột xi măng, và thành lập một nhóm hoạt động cực kỳ bí mật để lên kế hoạch đóng cửa đường phố, đường ray xe lửa và tàu điện ngầm.

Đến mùa hè năm 1961, khi mỗi ngày có hơn 1.000 người Đông Đức bỏ sang định cư tại Tây Berlin, Khrushchev đã chấp thuận để Ulbricht khóa cửa biên giới. Ông rất ngạc nhiên khi biết Ulbricht đã chuẩn bị sẵn sàng để xây bức tường vô cùng nhanh chóng.

  1. Tổng thống Ronald Reagan làm Bức tường Berlin sụp đổ

Rất nhiều người Mỹ tin rằng bài phát biểu ở Berlin năm 1987 của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan – “Ngài Gorbachev, hãy phá bỏ bức tường này đi!” – khiến cho bức tường sụp đổ năm 1989. Thật sự, những cải cách của Mikhail Gorbachev trong khối Xô Viết, cũng như những hành động của chính người Đông Đức thí dụ như xuống đường biểu tình vào thứ Hai hàng tuần v.v., mới có tầm quan trọng hơn nhiều so với bài phát biểu của Reagan.

  1. Toàn bộ Bức tường Berlin sụp đổ vào ngày 9 tháng 11 năm 1989

Đây cũng là một nhầm lẫn. Vào đêm 9 tháng 11 năm 1989 vô số “người phá tường” mang theo búa và đục đến mang những mảnh tường về nhà. Nhưng phần lớn bức tường vẫn còn tồn tại. Những tuần tiếp theo, chính quyền Đông Đức đã gỡ từng mảnh tường ra để lập thêm nhiều điểm băng qua biên giới giữa Đông và Tây.

Bức tường chính thức được phá bỏ bắt đầu từ mùa hè năm 1990. Mất gần hai năm để tháo gỡ tất cả công sự biên giới quanh Berlin và mất bốn năm để phá hủy chúng dọc theo biên giới Đông – Tây Đức.

  1. Người Đức cũng như người dân trên thế giới đều vui mừng về ngày 9 tháng 11

Thật ra, người Đức có nhiều mâu thuẫn về Bức tường Berlin hơn những người khác. Suy cho cùng, người Đức đã bắn chết đồng bào của mình để ngăn họ rời khỏi Đông Đức.

Một yếu tố nữa để khó mà người Đức ăn mừng ngày 9 tháng 11, vì ngày này còn mang một ý nghĩa khác trong lịch sử nước Đức: chính ngày này năm 1938, đêm 9.11.1938 Đức Quốc xã đã tấn công các công ty, nhà thờ và nhà của người Do Thái. Hàng trăm người Do Thái đã bị giết chết trong đêm này mà nó có cái tên là „Đêm pha lê“ (Kristallnacht). Gánh nặng của quá khứ thời Đức Quốc xã khiến người Đức ngần ngại ăn mừng hay bày tỏ niềm tự hào về bất kỳ khía cạnh nào trong lịch sử của họ.

Phải mất 20 năm, đến năm 2007 thì sự sụp đổ của Bức tường Berlin mới trở thành một ký ức chung tích cực với người Đức, khi chính khách lão làng Wolfgang Thierse kêu gọi các đồng nghiệp của ông rằng “Những người Đức chúng ta nên tập hợp tất cả lòng dũng cảm và ghi nhớ… rằng lịch sử nước Đức cũng có thể diễn ra tốt đẹp trong sự kiện này và thực sự là như vậy” với việc xóa bỏ một cách hòa bình Bức tường Berlin.

 

Hiếu Bá Linh – Thoibao.de (Tổng hợp)



>> Bộ Ngoại giao Đức không xác nhận quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam đã được nối lại hay chưa

>> Tình cảnh ngặt nghèo của cộng đồng người Thượng Việt Nam 

>> Khởi đầu mới mối quan hệ Đức-Việt – Chính phủ Đức vẫn tiếp tục can thiệp cho Trịnh Xuân Thanh được trở lại Đức

>> Hiểm họa toàn cầu từ nền chuyên chế kỹ thuật số của Trung Quốc 

>> Cuộc đàm phán hàn gắn mối quan hệ ngoại giao Đức – Việt đã diễn ra hôm nay. Việt nam có đáp ứng yêu cầu trả Trịnh Xuân Thanh về Đức hay không?

>> Tổng Công tố Đức điều tra về việc mật vụ Việt Nam đe dọa các nhà bất đồng chính kiến ở Đức

>> Chỉ trong một đêm, Cảnh sát đã truy bắt được hai vụ đưa người Việt Nam vượt biên bất hợp pháp vào Đức

>> Phó Giáo sư Tiến sĩ Chu Hảo tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam 

>> Ông Nguyễn Trung nguyên trợ lý của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, dừng sinh hoạt Đảng và phản đối Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật Phó giáo sư, Tiến sĩ Chu Hảo

>> Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trấn áp trí thức

>> Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh sang giúp Đức „tìm lại những mặt ưu việt của chủ nghĩa xã hội hiện thực trước đây“

>> Nhà văn Nguyên Ngọc tuyên bố ra khỏi đảng

>> Tôi tự ra khỏi Đảng cộng sản Việt Nam

>> Phản ứng của trí thức trước án kỷ luật Giáo sư Chu Hảo 

>> Sớm nhất trong nửa năm cuối 2019 hoặc đầu năm 2020 Hiệp định Thương mại EU-Việt Nam mới được ký kết và thông qua? 

>> Ông Trọng lên ngôi và cơ hội nào cho cải cách ở Việt Nam?

>> Có phải Việt Nam đang di chuyển về chế độ tập quyền?

>> Cơ quan điều tra đang chờ Lê Hồng Quang quay lại Slovakia để thẩm vấn về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh